Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bạn đang xem: Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Sau lũ lụt , hầu hết nước giếng đều bị ô nhiễm nặng. Điều này có nghĩa là nước được lưu trữ trong giếng hoặc bể chứa bị ảnh hưởng sẽ không phù hợp để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt bình thường. Vì vậy ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thực hiện nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”.

1. Làm sạch và khử trùng nước giếng khơi sau lũ lụt

Dù đã dùng nilon và nắp bịt kín miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm vì nắp và nilon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Thau rửa giếng

  • Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng.
  • Tháo bỏ nắp và nilon bịt giếng.
  • Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế- Ảnh 1.

Vệ sinh giếng trước khi xử lý nước.

Bước 2: Làm trong nước

  • Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3.
  • Tán nhỏ, hòa tan hết phèn chua trong chậu.
  • Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần và đợi 30 phút sau mới thực hiện bước khử trùng nước.

Bước 3: Khử trùng nước giếng

  • Tính lượng Cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3. Có thể dùng một số hóa chất khác như: Clorua vôi 20% (13g/m3) hoặc Clorua vôi 70% (4g/m3).
  • Múc một gàu nước hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy tan cho hết..
  • Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.
  • Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng.
  • Sau 30 phút mới được sử dụng nước.

Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng cần có nồng độ Clo thừa 0,5-1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo). Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được.

Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B khuấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Clo mới đảm bảo. Nếu lỡ cho quá nhiều Chloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi Clo mới sử dụng.

Lưu ý:

  • Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.
  • Sau khi khử trùng nếu ngửi có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
  • Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.

2. Đối với giếng khoan

  • Tháo dây cao su và nilon bịt miệng giếng khoan.
  • Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.
  • Khơi thông cống rãnh quanh giếng.
  • Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng.

Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trong trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung. Nếu tất cả các giếng trong khu vực không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc vài chục lít lên làm bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau múc nước giếng xuống thấp tiến hành thau rửa.

Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào trong giếng và nước giếng trong thì vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử trùng ngay nước trong giếng để sử dụng.

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế- Ảnh 2.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân cách khử trùng nước sau mưa lũ.

3. Xử lý môi trường sau lũ

– Nước rút đến đâu các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó, vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

– Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ để làm nơi trú ẩn cho muỗi.

– Khi nước rút hết, môi trường ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.

Tốt nhất là chôn xác súc vật ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, sông, hồ…) ít nhất 50m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hóa chất khử trùng tẩy uế. Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hay hóa chất khử trùng thì có thể tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.

Bạn thấy bài viết Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm mực xào súp lơ giòn ngọt, thanh mát ngon bá cháy

Viết một bình luận