Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không?

Bạn đang xem: Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Tía tô còn gọi là tử tô, tô diệp, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoi, thuộc họ hoa môi (Labiatae). Tía tô được trồng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam người dân dùng tía tô như một loại gia vị và làm thuốc.

Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hóa đờm , an thai giải độc của cua cá. Thông thường dùng lá tía tô (tô diệp) có tác dụng làm cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cá cua.

Cành tía tô (tô ngạnh) có tác dụng an thai. Quả tía tô (Tử tô tử) có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. Liều dùng hàng này: lá và hạt ngày uống 5 – 15g, cành ngày uống 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản dùng dầu hạt tía tô trong kỹ nghệ vecni, kỹ nghệ vẽ trên đồ sứ, thực phẩm.

Có nhiều người quan điểm chỉ uống là tía tô thay nước để nâng cao sức khoẻ, uống thay nước trắng, vậy điều này có tốt không?. Giống như mọi loại thực phẩm khác, khi sử dụng quá nhiều trong thời gian dài hoặc sử dụng không đúng cách, bạn có thể vô tình tạo ra những tác hại khôn lường, chưa kể một số người không nên dùng lá tía tô. Do đó dưới góc nhìn của y học cổ truyền, thì không nên dùng tía tô trong thời gian kéo dài.

Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không?- Ảnh 1.

Tía tô là một thảo dược chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khoẻ

Trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa gây ra đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Do đó, mỗi người hàng ngày chỉ nên dùng khoảng 2 ly nước lá tía tô , chia nhỏ từng lần uống. Vẫn sử dụng nước lọc để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Mặt khác, thi thoảng nếu thấy uống nước trắng mà cảm thấy chán, nhạt miệng có thể dùng lá tía tô đun với đường phèn để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Vì trong hai loại này có chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.

Vì tía tô có thể khiến các tình trạng bệnh lý sau trở nặng hơn: sẽ khiến ra nhiều mồ hôi hơn, ra nhiều mồ hôi trộm không kiểm soát, đại tiện lỏng kéo dài… dẫn đến rối loạn điện giải và mất cân bằng của cơ thề. Ngoài ra trong lá tía tô có chứa nhiều acid oxalic. Nếu dùng nhiều cơ thể sẽ tích tụ acid oxalic ở tuyến thượng thận có thể gây suy thận, sỏi thận.

Như đã nói, tía tô là thảo dược có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp một mình nó không thể trở thành thuốc chữa bệnh mà cần phải được kết hợp gia giảm với các vị thuốc khác

Dưới đây là những bài thuốc dùng với lá tía tô

Sâm tô ẩm: chữa cảm mão, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương: lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hồ mỗi vị 5g, nước 800ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uốn trong ngày

Tử tô giải độc thang : chữa trúng độc đau bụng do ăn phải cua cá: lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uốn trong ngày, uống thuốc khi còn nóng.

Chữa sung vú: tía tô 10g sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú.

Giải độc, giải cảm: giã lá tía tô tươi vắt lấy nước hoặc sắc lá khô (10g khô) uống nóng.

Tốt cho sức khỏe tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.

Cải thiện tiêu hoá: Ăn tía tô thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn ăn uống rất hiệu quả. Không chỉ vậy, do chất xơ có trong tía tô cũng rất phong phú nên đặc biệt thích hợp với những người hay bị khó tiêu .

Chống ung thư: Về tác dụng chống ung thư của tía tô đã có một số nghiên cứu chỉ ra là trong tía tô có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp. Chính vì điều này nên nhiều người hay truyền tai nhau là lá tía tô có thể phòng và chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều này cần có thêm các nghiên cứu và xác thực từ bằng chứng khoa học.

Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không?- Ảnh 3.

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, thì không nên dùng tía tô trong thời gian kéo dài vì nó có thể gây ra những hệ lụy cho sức khoẻ.

Như đã nói, bên cạnh những tác dụng có lợi của lá tía tô một số những trường hợp sau đây không nên uống tía tô dài ngày và những lưu ý khi dùng tía tô để uống.

Phụ nữ đang mang thai: theo kinh nghiệm của người xưa thì khuyên uống nhiều nước lá tía tô để quá trình sinh sản dễ dàng hơn. Tuy nhiên theo những nghiên cứu gần đây thì các bác sĩ đã cảnh báo vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ. Phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Người đang bị cảm nóng : Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng hơn vì dùng tía tô khiến cho cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người bị dị ứng với tía tô : Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó cần phải cận thận khi dùng tía tô. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.

Bệnh nhân cao huyết áp: Không lạm dụng lá tía tô vì có thể gây tăng cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng khiến cơ thể bị đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy nên uống liều lượng vừa phải.

Không đun sôi lá tía tô quá 15 phút: vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi làm giảm tác dụng của nước lá tía tô.

Bạn thấy bài viết Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Mệnh hỏa hợp màu gì nhất? Chọn màu sắc phù hợp phong thủy mệnh hỏa

Viết một bình luận