Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do enterovirus đường ruột gây ra, có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những vùng da bị tổn thương, xuất hiện những phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Tỉ lệ lớn trường hợp bệnh nhân tay chân miệng là do virus Coxsackievirus A16 gây ra, thường ở thể nhẹ và ít biến chứng. Tuy nhiên nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra thì thường nặng hơn vì có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, tổn thương cơ tim, phù phổi….
Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ hợp lý, kịp thời để bệnh mau cải thiện và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng gì?
Khi bé bị tay chân miệng, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp bệnh mau khỏi hơn. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và cần làm gì để trẻ nhanh hết bệnh? Cha mẹ nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
– Kiêng gãi mạnh vào vết ban: Các nốt ban của bệnh tay chân miệng cần được giữ sạch sẽ và tránh bị tác động vào để hạn chế gây viêm loét, đau đớn cho trẻ. Bố mẹ nên mang bao tay cho trẻ và cắt móng tay, móng chân cho bé gọn gàng, hạn chế để trẻ cào gãi, chà sát vào vết ban.
– Tạm thời cách ly trẻ: Tay chân miệng được biết đến là bệnh dễ lây lan, vì vậy bố mẹ nên cho trẻ bị tay chân miệng ở nhà trong phòng riêng. Nếu nhà có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác. Cha mẹ sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần rửa tay sạch với dung dịch khử khuẩn để hạn chế lây lan virus gây bệnh.
– Không nên kiêng tắm: Một số phụ huynh quan niệm khi trẻ bị tay chân miệng thì phải kiêng gió, kiêng nước nên đã ủ trẻ kín, không tắm cho bé với hy vọng bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên đây là việc làm sai lầm vì khi bố mẹ ủ trẻ quá kín sẽ dễ bị nhiễm trùng vết loét và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo. Những nốt ban tay chân miệng cần được thoáng khí và vệ sinh sạch sẽ thì mới mau lành và không để lại sẹo trên da bé.
– Tránh đồ ăn cứng, cay nóng, đồ quá mặn: Trẻ bị tay chân miệng thường nổi nhiều nốt viêm loét ở niêm mạc miệng, gây đau đớn, khó ăn cho trẻ. Chính vì vậy, việc cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng, mặn, cứng sẽ làm cho vết loét bị kích ứng mạnh hơn, khiến bé đau rát, khó chịu, vết loét cũng khó lành hơn.
Trẻ bị tay chân miệng không được gãi mạnh vào vết ban
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Trẻ bị tay chân miệng ăn gì để nâng cao sức đề kháng, giúp nhanh cải thiện bệnh là điều luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi xây dựng thực đơn nhằm nâng cao hệ miễn dịch của trẻ:
– Cho trẻ ăn đa dạng nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ chất, không quá kiêng khem sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
– Cho bé ăn đủ đạm, kẽm và sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá chép, cá quả, trứng, sữa…
– Bổ sung rau củ quả như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ… Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, làm các vết loét do bệnh tay chân miệng nhanh lành.
– Bố mẹ nên xay nhỏ thức ăn, đặc biệt đồ ăn nên ở dưới dạng lỏng mềm để trẻ dễ nuốt. Món ăn nên chia làm nhiều bữa nhỏ sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
– Cho bé uống đủ nước. Nhất là giai đoạn bé bị sốt cao, tiêu chảy, bố mẹ nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn đa dạng nhóm thực phẩm
Bộ đôi cốm và gel Subạc – Giải pháp hỗ trợ cho trẻ bị tay chân miệng
Để bệnh tay chân miệng mau chóng được cải thiện, bên cạnh việc lưu ý trong việc ăn uống hàng ngày, cha mẹ có thể cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống- ngoài bôi” cốm và gel Subạc.
Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc – đã được chứng minh có tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng virus phổ rộng thông qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Sử dụng Subạc giúp làm sạch da, nhanh lành tổn thương ngoài da của bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, góp phần kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh tay chân miệng.
Gel Subạc giúp sát khuẩn, góp phần kích thích tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Hiện nay, sản phẩm được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn là cốm Subạc.
Cốm Subạc chứa thành phần từ thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,… giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may bé đã bị lây bệnh.
Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Trên đây là những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống, kiêng khem cho trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng cho bé hiệu quả nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Anh Thư
Bạn thấy bài viết Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay