Trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng, cảm xúc thông thường xảy ra trong trong thời gian ngắn. Trầm cảm thường kéo dài có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng, dẫn đến các vấn đề ở trường học và nơi làm việc.
Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Những người đã trải qua lạm dụng, mất mát nghiêm trọng hoặc gặp các sự kiện căng thẳng dễ bị trầm cảm hơn. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới.
Ước tính có 3,8% dân số toàn cầu bị trầm cảm, hơn 10% phụ nữ mang thai và phụ nữ vừa sinh con bị trầm cảm. Hơn 700.000 người chết do tự tử mỗi năm. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở những người từ 15 đến 29 tuổi.
Hiện tại, hơn 75% người trầm cảm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được điều trị. Các rào cản bao gồm thiếu đầu tư vào chăm sóc sức khỏe tâm thần và sự kỳ thị xã hội liên quan đến các rối loạn tâm thần.
Bệnh nhân trầm cảm nặng có thể phải dùng thuốc. Ảnh minh họa: Phạm Hải
Dưới đây là giải pháp phòng ngừa và điều trị trầm cảm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra:
Phòng ngừa
Trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học. Những người đã trải qua các sự kiện bất lợi trong cuộc sống (thất nghiệp, mất mát, chấn thương) có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn. Ngược lại, trầm cảm có thể dẫn đến nhiều căng thẳng, rối loạn chức năng hơn làm trầm trọng thêm bất ổn cuộc sống của người bị ảnh hưởng.
Trầm cảm có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thể chất. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chứng trầm cảm (như ít vận động hoặc sử dụng rượu có hại) cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh về đường hô hấp. Ngược lại, những người mắc các bệnh trên cũng có thể bị trầm cảm do những khó khăn liên quan đến kiểm soát tình trạng bệnh.
Các chương trình phòng ngừa có thể làm giảm trầm cảm. Đó là tăng cường mô hình ứng phó tích cực ở trẻ em và thanh thiếu niên. Biện pháp can thiệp dành cho cha mẹ của trẻ em có vấn đề về hành vi có thể làm giảm các triệu chứng. Người lớn tuổi tham gia tập thể dục cũng có thể đạt hiệu quả trong việc ngăn ngừa trầm cảm.
Điều trị
Có 3 phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm bao gồm tư vấn tâm lý, thuốc men và tự chăm sóc.
Tư vấn tâm lý là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh trầm cảm. Người bệnh được dạy cách suy nghĩ, ứng xử với người khác, có thể bao gồm liệu pháp trò chuyện với các chuyên gia và nhà trị liệu.
Người trầm cảm trung bình và nặng thường được kê đơn thuốc trong khi người ở tình trạng nhẹ không cần thiết. Các bác sĩ nên lưu ý đến tác dụng phụ có thể xảy ra liên quan đến thuốc chống trầm cảm, khả năng cung cấp biện pháp can thiệp. Không kê đơn thuốc cho trẻ em, hạn chế, sử dụng cho thanh thiếu niên.
Tự chăm sóc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng trầm cảm và thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Bạn có thể làm những việc sau:
– Cố gắng tiếp tục làm các hoạt động mà bạn từng thích
– Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình
– Tập thể dục thường xuyên, dù chỉ là đi bộ một đoạn ngắn
– Duy trì thói quen ăn uống và ngủ nghỉ điều độ
– Tránh hoặc cắt giảm rượu bia, không sử dụng ma túy
– Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng về cảm xúc của mình
– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Nếu một người có ý định tự tử:
– Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và nhiều người đã trải qua những gì bạn đang chịu đựng và đã tìm được sự giúp đỡ
– Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng
– Nói chuyện với nhân viên y tế
– Tham gia một nhóm hỗ trợ.
Bạn thấy bài viết Top 3 cách chữa trị bệnh trầm cảm có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Top 3 cách chữa trị bệnh trầm cảm bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Top 3 cách chữa trị bệnh trầm cảm của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay