Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân

Bạn đang xem: Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bệnh nhân đầu tiên là L.V.B (37 tuổi, trú tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), khi ở nhà xuất hiện đau tức ngực, khó thở được đưa vào Trung tâm y tế huyện cấp cứu trong tình trạng tụt huyết áp. Khai thác tiền sử bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, dùng thuốc đều đặn.

Kíp trực nhanh chóng liên hệ hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chẩn đoán nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi cấp. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu duy trì thuốc chống đông, vận mạch và lập tức chuyển lên Bệnh viện tỉnh.

Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám, điều trị cho bệnh nhân mắc thuyên tắc động mạch phổi cấp.

Tiếp nhận trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc có biểu hiện sốc, da toàn thân còn tái lạnh, mạch nhanh, huyết áp thấp, đang duy trì thuốc vận mạch. Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch phổi phát hiện tình trạng tắc động mạch phổi hai bên.

Bệnh nhân có chỉ định tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết và dùng thuốc kháng đông. Tình trạng sốc cải thiện dần, huyết áp ổn định và được dừng các thuốc vận mạch. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực, hết đau tức ngực, các chỉ số ổn định.

Một trường hợp khác phát hiện tình trạng thuyên tắc động mạch phổi cấp khi đang điều trị xuất huyết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bà P.K.T. (57 tuổi). Trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp, ngừng tuần hoàn và người bệnh được cấp cứu hồi sinh tim phổi thành công.

Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân - Ảnh 2.

Thuyên tắc động mạch phổi cấp được coi là “sát thủ ẩn mình” do diễn biến bệnh nhanh, nguy cơ tử vong cao.

Các bác sĩ khẩn trương đánh giá nguyên nhân ngừng tuần hoàn tại chỗ qua các kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán tình trạng thuyên tắc động mạch phổi cấp gây suy hô hấp, ngừng tuần hoàn ở bệnh nhân xuất huyết não. Người bệnh lập tức được điều trị tích cực theo phác đồ, sức khỏe sau đó cải thiện dần, tri giác phục hồi tốt. Bệnh nhân đã được chuyển tập phục hồi chức năng và phối hợp sử dụng thuốc chống đông duy trì.

Theo các chuyên gia y tế, thuyên tắc phổi cấp là tình trạng tắc mạch máu trong phổi do huyết khối, nguyên nhân thường do huyết khối tĩnh mạch chi dưới di chuyển lên. Bệnh không hiếm gặp nhưng lại khó chẩn đoán do không có triệu chứng đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Đây là cấp cứu nội khoa nặng, khởi phát đột ngột, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, vì vậy công tác chẩn đoán ban đầu đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác để đưa ra hướng điều trị đúng đắn, kịp thời nhất.

Bác sĩ CKII Hà Mạnh Hùng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, thuyên tắc động mạch phổi có thể xảy ra đột ngột với bất kì ai, ở bất cứ độ tuổi nào, nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân phẫu thuật, có tình trạng hạn chế vận động (gãy xương chi dưới, nằm điều trị hồi sức, cao tuổi…), bệnh lý ác tính, bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch…

Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân - Ảnh 3.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính huyết khối động mạch phổi hai bên ở bệnh nhân bị thuyên tắc phổi.

Các triệu chứng lâm sàng của thuyên tắc phổi rất đa dạng và hầu hết đều không đặc hiệu, có thể xuất hiện ở rất nhiều bệnh cảnh khác nhau. Khi thuyên tắc động mạch phổi cấp mức độ nặng, nguy cơ tử vong có thể lên tới 60% với diễn biến rất nhanh trong 1 đến 2 giờ đầu.

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán thuyên tắc phổi cấp thì cần giải quyết tình trạng này bằng liệu pháp tiêu sợi huyết nếu có chỉ định và duy trì liều thuốc kháng đông phù hợp chống huyết khối tái phát.

Đối với người bệnh diễn biến nặng dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn thì ưu tiên hồi sức tim phổi, phối hợp với các biện pháp điều trị tích cực khác như thở máy hỗ trợ hô hấp, đảm bảo chức năng tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, tăng co bóp cơ tim và các biện pháp hỗ trợ chức năng tạng.

“Thuyên tắc phổi dù không hiếm gặp nhưng lại ít người biết đến. Bệnh có nhiều biểu hiện mức độ khác nhau. Ở mức độ năng có thể gây sốc, tụt huyết áp, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn. Biểu hiện nhẹ xuất hiện đau tức ngực, khó thở mức độ vừa, không gây hiện tượng sốc. Thậm chí có những bệnh nhân âm thầm không có triệu chứng, mãn tính lâu ngày không phát hiện ra”, bác sĩ Hùng cho hay.

Theo thống kê, có khoảng 1/3 số người bị thuyên tắc phổi tử vong do chẩn đoán và điều trị chậm trễ. Vì vậy, công tác chẩn đoán ban đầu cần chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời, làm giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên.

Bạn thấy bài viết Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Thuyên tắc động mạch phổi: Sát thủ ẩn mình suýt lấy mạng 2 bệnh nhân của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Tìm ra nguyên nhân 5 vụ ngộ độc thực phẩm tại Điện Biên

Viết một bình luận