Thuốc và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

Bạn đang xem: Thuốc và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Các tĩnh mạch thực quản nhỏ và có thành mỏng không thể chứa một lượng lớn máu. Do đó, sự ứ trệ lưu chuyển máu gây giãn tĩnh mạch thực quản và dẫn đến vỡ.

Vỡ tĩnh mạch thực quản có thể nguy hiểm và thậm chí gây tử vong.

1. Điều trị ngăn ngừa xuất huyết

Các phương pháp điều trị để giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa có thể làm giảm nguy cơ chảy máu tĩnh mạch thực quản, bao gồm:

– Thuốc giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa: Thuốc chẹn beta như propranolol và nadolol, có thể giúp giảm huyết áp trong tĩnh mạch cửa, giảm khả năng chảy máu.

Thuốc chẹn beta thường được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên thuốc cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng… Cần thận trọng khi sử dụng trong trường hợp dị ứng, vấn đề hô hấp, bệnh đái tháo đường, suy tim, suy gan, bệnh thận…

Chống chỉ định với người bệnh co thắt phế quản như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn , người bệnh nhịp tim dưới 60 hoặc block nhĩ thất độ 2 – độ 3.

Khi dùng thuốc chẹn beta, cũng nên tránh:

  • Thuốc ho và cảm lạnh có chứa pseudoephedrine hoặc phenylephrine giúp thông mũi có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim.
  • Thuốc kháng axit có chứa nhôm hydroxyd có thể cản trở sự hấp thụ của thuốc chẹn beta, vì vậy không nên dùng các loại thuốc này cùng nhau.
  • Nicotine làm giảm tác dụng của thuốc chẹn beta đối với huyết áp và nhịp tim. Vì vậy cần tránh hút thuốc trong khi dùng thuốc chẹn beta.

– Thắt tĩnh mạch có nguy cơ xuất huyết bằng vòng cao su: Nếu giãn tĩnh mạch thực quản có nguy cơ chảy máu cao hoặc nếu đã từng bị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản trước đó, bác sĩ thực hiện thủ thuật thắt tĩnh mạch qua nội soi. Thủ thuật này có nguy cơ biến chứng nhỏ, như chảy máu và sẹo thực quản.

2. Điều trị xuất huyết

Chảy máu giãn tĩnh mạch thực quản đe dọa đến tính mạng cần được điều trị ngay lập tức. Các phương pháp điều trị được sử dụng để cầm máu bao gồm:

– Thắt tĩnh mạch đang xuất huyết bằng vòng cao su: Bác sĩ quấn vòng cao su quanh các tĩnh mạch thực quản trong quá trình nội soi thực quản – dạ dày .

– Thuốc làm chậm lưu lượng máu vào tĩnh mạch cửa: Thuốc co mạch như octreotide và vasopressin có tác dụng làm chậm dòng chảy của máu đến tĩnh mạch cửa.

Tuy nhiên, octreotide có thể gây tình trạng chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, nhức đầu, táo bón… Trong khi sử dụng cần lưu ý một số tương tác thuốc:

+ Có thể cần phải điều chỉnh liều của các thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci hoặc các thuốc để kiểm soát cân bằng dịch, điện giải, insulin và các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường khi octreotide được sử dụng đồng thời.

+ Octreotide làm giảm hấp thu cyclosporin, làm chậm hấp thu cimetidin, làm tăng sinh khả dụng của bromocriptin.

+ Thuốc làm giảm sự thanh thải chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450.

– Chuyển hướng dòng máu ra khỏi tĩnh mạch cửa: Nếu các phương pháp điều trị bằng thuốc và nội soi không cầm máu được, bác sĩ thực hiện thủ thuật tạo đường thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS).

Shunt là một lỗ mở được tạo ra giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan, mang máu từ gan đến tim. Shunt làm giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa và thường làm ngừng chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản.

Phương pháp TIPS có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và rối loạn tâm thần, phát triển khi các chất độc mà gan thường lọc được truyền trực tiếp qua shunt vào máu. TIPS chủ yếu được sử dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không thành công hoặc như một biện pháp tạm thời ở những người đang chờ ghép gan .

Thuốc và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản- Ảnh 1.

Vỡ tĩnh mạch thực quản có thể nguy hiểm và thậm chí gây tử vong.

– Tạo áp lực lên tĩnh mạch bị giãn để cầm máu: Nếu các phương pháp điều trị bằng thuốc và nội soi không hiệu quả, bác sĩ cố gắng cầm máu bằng cách tạo áp lực lên các tĩnh mạch thực quản. Thủ thuật chèn ép bằng bóng là làm phồng một quả bóng để tạo áp lực lên các tĩnh mạch thực quản trong tối đa 24 giờ. Đây chỉ là một biện pháp tạm thời trước khi thực hiện các phương pháp điều trị khác, như TIPS .

Thủ thuật này có nguy cơ tái phát chảy máu cao sau khi bóng bị xì hơi. Chèn ép bóng cũng gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như vỡ thực quản, có thể dẫn đến tử vong.

– Phục hồi lượng máu: Bệnh nhân được truyền máu để bù lượng máu đã mất và yếu tố đông máu để cầm máu.

– Ngăn ngừa nhiễm trùng: Tăng nguy cơ nhiễm trùng khi chảy máu, vì vậy bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Ghép gan: Ghép gan là một lựa chọn cho những người bị bệnh gan nặng hoặc những người bị chảy máu tĩnh mạch thực quản tái phát. Mặc dù việc ghép gan thường thành công, nhưng số người đang chờ được cấy ghép đông hơn rất nhiều so với số nội tạng sẵn có.

3. Điều trị tái xuất huyết

Có nhiều nguy cơ tái xuất huyết ở những người đã từng bị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Thuốc chẹn beta và thắt tĩnh mạch nội soi là những phương pháp điều trị được khuyến nghị để giúp ngăn ngừa tái xuất huyết.

Sau khi điều trị ban đầu, bác sĩ sẽ lặp lại nội soi trên đều đặn và thắt nhiều vị trí hơn nếu cần thiết cho đến khi các tĩnh mạch thực quản biến mất hoặc đủ nhỏ để giảm nguy cơ tái xuất huyết.

4. Điều trị nguy cơ

Liệu pháp khẩn cấp đang được thử nghiệm để cầm máu do giãn tĩnh mạch thực quản là phun bột kết dính. Bột cầm máu được đưa qua ống thông trong quá trình nội soi. Khi xịt vào thực quản, bột dính vào các tĩnh mạch và giúp cầm máu.

Khi tất cả các biện pháp khác không thành công, có thể sử dụng stent kim loại tự giãn nở (SEMS). SEMS có thể được đặt vào khi nội soi và cầm máu bằng cách tạo áp lực lên các tĩnh mạch thực quản đang chảy máu.

Tuy nhiên, SEMS có thể làm hỏng mô và di chuyển sau khi được đặt. Nên loại bỏ STENT trong vòng bảy ngày và chảy máu có thể tái phát. Đây vẫn còn là thử nghiệm và chưa có sẵn rộng rãi.

5. Lưu ý khi điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

Để hạn chế diễn tiến của giãn tĩnh mạch thực quản, người bệnh cần lưu ý:

– Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định. Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

– Duy trì lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, bởi vậy người bệnh cần lạc quan, giữ tâm lý thoải mái bằng các liệu pháp thư giãn tinh thần như chia sẻ với người thân, thiền, đọc sách…

– Không được uống rượu: Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương nhiều hơn cho thực quản và gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp cai rượu.

– Uống nước theo chỉ dẫn: Uống quá nhiều nước có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Hỏi bác sĩ nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày và loại nước nào là tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh nhiễm viêm gan B , C phải đi khám sớm và định kỳ để được điều trị ức chế hoạt động của virus, tránh tiến triển đến xơ gan sẽ gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền

Bạn thấy bài viết Thuốc và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thuốc và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Thuốc và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Bún khô bao nhiêu calo? Ăn nhiều bún khô có mập tăng cân không?

Viết một bình luận