ThS.BS Phạm Nguyên Bình – Phụ trách Phó khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho hay, trong đột quỵ , có bệnh lý đột quỵ thiếu máu não (hay còn gọi là nhồi máu não ). Chúng ta cần hiểu đây là tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn do những huyết khối và biểu hiện là bệnh nhân nói ngọng, méo miệng, yếu liệt tay chân.
Theo bác sĩ Nguyên Bình, các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt thật ra đây không phải là các triệu chứng điển hình của bệnh lý đột quỵ. Nó có thể nằm trong các bệnh lý khác của thần kinh như: Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiền đình, mệt mỏi, suy nhược thần kinh…
“Thực chất thuốc tăng tuần hoàn não không giúp ích cho việc điều trị đột quỵ. Do đó, chúng ta không nên lạm dụng các thuốc tăng tuần hoàn não mà nên đến các bác sĩ để tư vấn điều trị đúng chuyên khoa”, ThS.BS Phạm Nguyên Bình khẳng định.
Các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh…chứ không phải là triệu chứng điển hình của bệnh đột quỵ.
Bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể để điều trị đột quỵ có đúng không?
Bác sĩ Phạm Nguyên Bình chia sẻ, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ đã gặp những trường hợp bệnh nhân xử trí ở nhà như bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể. Đây là những cách thường làm qua phương thức truyền miệng.
“Bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể là những phương thức không có cơ sở khoa học trong điều trị đột quỵ. Khi chúng ta áp dụng những phương thức đó cho người thân, có thể không giúp được cho họ. Thậm chí khi làm những điều đó sẽ làm chậm trễ thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện và giảm hiệu quả điều trị trong đột quỵ. Chúng ta nên tận dụng “thời gian vàng” để đưa người thân đến bệnh viện có đơn vị đột quỵ để điều trị càng sớm càng tốt”, ThS.BS Phạm Nguyên Bình khuyến cáo.
Cũng theo bác sĩ Bình, trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân bị đột quỵ, bác sĩ đã gặp một số trường hợp như cắt lể.
“Khi đến bệnh viện, các bệnh nhân có các chỉ định điều trị các thuốc như tiêm xử lý vùng tĩnh mạch thì việc cắt lể gây biến chứng chảy máu, hoàn toàn không có lợi cho bệnh nhân trong điều trị đột quỵ”, ThS.BS Phạm Nguyên Bình cho biết.
Lời khuyên từ bác sĩ
Bác sĩ Phạm Nguyên Bình chia sẻ, khi chúng ta thấy người thân hoặc xung quanh có những biểu hiện như: Méo (méo miệng), ngọng (nói ngọng), xụi (liệt tay chân) – đây là những dấu hiệu rất rõ của đột quỵ. Lúc này, chúng ta ngay lập tức phải gọi số điện thoại cấp cứu 115 để đơn vị ngoại viện đến cấp cứu kịp thời, đưa người bệnh đến đơn vị đột quỵ tốt nhất.
Những dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ não
Theo Hội đột quỵ Hoa Kỳ, những dấu hiệu thường gặp, đơn giản của đột quỵ và cần gọi ngay cấp cứu khi xuất hiện đột ngột của một trong các dấu hiệu sau:
– Tê hoặc yếu mặt, tay, chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể
– Rối loạn ý thức
– Khó nói hoặc không hiểu được câu lệnh
– Mất thị lực một hoặc hai mắt
– Khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thất điều (mất điều hòa vận động)
– Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
FAST (các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cho người dân)
– F (face): mặt bị liệt (méo, lệch)
– A (arm): tay cử động khó khăn (yếu tay)
– S (speech): nói khó
– T (time): thời gian (time) lúc này quý hơn vàng, cần gọi ngay cấp cứu.
Bạn thấy bài viết Thuốc tuần hoàn não có giúp giảm đột quỵ không? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thuốc tuần hoàn não có giúp giảm đột quỵ không? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Thuốc tuần hoàn não có giúp giảm đột quỵ không? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay