Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi

Bạn đang xem: Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Đột quỵ nếu như trước đây thường xảy ra ở người cao tuổi thì những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, tăng ở mức 2% mỗi năm. Do đó người dân cần chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ. 

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, cần có phác đồ điều trị và vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng cho người sau tai biến phù hợp. Trong đó, chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

 Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate. Một chế độ ăn kiêng với năm khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ não.

3 nhóm thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn

3 nhóm thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ được các chuyên gia khuyên đưa vào thực đơn mỗi ngày, bao gồm:

Các loại cá

Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ… chứa hàm lượng các loại acid béo omega-3 cao, rất tốt cho tim mạch, ngăn mảng bám hình thành trong lòng mạch. Hơn nữa, cá giàu chất đạm giúp người đột quỵ mau hồi phục. Chế biến cá bằng cách sốt hoặc hấp sẽ tốt hơn cho người bệnh. Hơn nữa cách chế biến này cũng giúp bảo toàn giá trị dinh dưỡng hơn so với hình thức chiên (rán).

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Rau xanh, trái cây

Các loại thực phẩm nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây tươi): Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp. Những loại rau nên có trong thực đơn như cải bắp, cải bó xôi, củ cải, cải cúc, súp lơ, rau muống… Rau củ nên nấu bằng hình thức luộc hoặc hấp là tốt nhất. Có thể ăn trực tiếp các loại trái cây như táo, cam, bưởi, hoặc ép thành nước uống để cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Các loại đậu

Các loại đậu bao gồm đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu tương…) và ngũ cốc nguyên hạt giúp ích cho quá trình hồi phục bệnh. Theo tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan, mỗi ngày nên uống một ly sữa đậu nành vừa tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể.

5 nhóm thực phẩm người bị đột quỵ cần hạn chế

Thực phẩm chứa nhiều muối 

Thực phẩm chứa nhiều muối như khô cá, dưa cà muối… vì muối sẽ gây tăng huyết áp, nguy cơ cao tái phát đột quỵ. Theo WHO, thói quen ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não và 49% trường hợp nhồi máu cơ tim.

Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Các loại thịt đỏ

Người bị đột quỵ nên hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… vì chúng chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Stroke cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày có tỷ lệ đột quỵ cao hơn 42%. Nguyên nhân là do hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng xơ vữa.

Các loại thịt chế biến sẵn

Hợp chất natri thường xuất hiện trong nhóm thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để giúp duy trì hương vị tươi ngon. Tuy nhiên, bộ đôi muối và natri là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh người tiêu thụ hơn 4,000mg natri mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp đôi so với những người thu nạp 2,000mg hoặc ít hơn. Hơn nữa, thực phẩm đóng hộp không thể thiếu vắng chất bảo quản, hóa chất này gây phá hủy các tế bào oxy và tổn thương DNA.

Thực phẩm chứa nhiều đường ngọt

Thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, nước soda, nước ép trái cây, kẹo… Việc thu nạp dư thừa đường cùng với tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường type 2 và rối loạn lipid máu, là những yếu tố nguy cơ cao gây tái phát đột quỵ.

Đồ uống chứa cồn

Hạn chế các thức uống có cồn, rượu bia… Với những loại thức uống có cồn (nồng độ < 12%) chỉ nên thu nạp khoảng 20-30ml/ ngày. Có thể thay thế bằng rượu vang bởi trong thức uống này có chứa chất resveratrol một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tim mạch, dùng trong điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa ung thư (da, ruột già, máu) và bảo vệ chức năng gan.

Bạn thấy bài viết Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Thực phẩm người bị đột quỵ nên và không nên ăn để nhanh chóng phục hồi của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách vẽ ông già noel đẹp cute siêu đơn giản

Viết một bình luận