Bé A.N, 7 tuổi nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng mất nước do nôn nhiều, kèm đau bụng, biểu hiện tắc ruột sau khi ăn quả hồng giòn.
Sau khi được hồi sức bù dịch và điện giải, trẻ ổn định dần, nhưng triệu chứng đau không đỡ. Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hình ảnh phim X-quang, siêu âm, các bác sĩ phát hiện nhiều khối bã thức ăn bít tắc trong lòng ruột non và dạ dày.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ quyết định phẫu thuật giải phóng khối bít tắc trong lòng ruột. Dù ê-kíp đã tiến hành đẩy nhiều khối bít tắc trong ruột non ra ngoài (khối lớn nhất 4x3cm), nhưng vẫn còn nhiều khối cứng, vón cục, kích thước lớn nằm trong dạ dày trẻ không thể tự đi xuống được.
Trước tình huống khó khăn, các bác sĩ quyết định mở dạ dày, lấy sạch các khối vón cục, làm sạch lòng dạ dày cho trẻ.
Đây không phải lần đầu tiên thầy thuốc tại đây tiếp nhận bệnh nhân tắc ruột sau ăn quả hồng giòn. Nếu không điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây ra biến chứng nặng nề như thủng ruột, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Theo các bác sĩ, quả hồng giòn nếu ăn lượng nhiều, đặc biệt vào lúc đói thì sẽ có nguy cơ cao tắc ruột. Nguyên nhân do trong quả hồng có lượng chất tanin và pectin cao, khi gặp dịch dạ dày có xu hướng vón cục, làm giảm nhu động đường ruột.
Dấu hiệu người bị tắc ruột, đề phòng biến chứng
Tắc ruột là tình trạng các chất bên trong ruột ứ đọng lại, không di chuyển. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào của ruột từ ruột non tới ruột già. Tắc ruột không điều trị đúng cách có thể dẫn đến hoại tử tế bào mô ruột hoặc gây nhiễm trùng lan rộng.
Ảnh minh họa
4 dấu hiệu điển hình của người bị tắc ruột
Đau thắt vùng bụng trên
Khi bị tắc nghẽn ruột, hệ thần kinh sẽ điều khiển sóng nhu động ruột tăng cao để chống lại sự cản trở. Điều này dẫn đến các cơn đau mà người bệnh cảm nhận rõ rệt.
Đầy hơi, sưng bụng
Áp lực trong lòng ruột dẫn đến ứ trệ tĩnh mạch. Niêm mạc ruột dễ bị phù nề, xung huyết và tạo thành tình trạng sưng chướng vùng bụng.
Buồn nôn, nôn mửa
Dịch và hơi trong ruột quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến phản xạ trào dịch và nôn của cơ thể. Tuy vậy việc nôn trớ nhiều trong trường hợp tắc ruột không hề có lợi. Bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải, tình trạng thêm sẽ trầm trọng thêm.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Không chỉ gây cảm giác khó chịu ở bụng, tắc ruột còn biểu hiện qua việc rối loạn đại tiện. Người bệnh có thể táo bón hoặc có thể đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần từng ít một.
Những quen trong ăn uống dễ gây tắc ruột
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, tắc ruột do khối bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tanin, như hồng ngâm, xoài xanh, ổi, và các thức ăn có nhiều chất xơ như măng, rau muống, cam, bưởi, quýt, mít, bắp.
Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, bởi nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhiều nhựa dễ bị kết tủa, làm dính các sợi xơ thực vật, dễ tạo thành khối bã rắn chắc.
Ngoài ra, thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc ruột do bã thức ăn.
Để ngăn ngừa tình trạng tắc ruột, với những thực phẩm như ổi, hồng ngâm… tuyệt đối không ăn khi đói. Với món măng, cần nấu kỹ, nhừ, nhai kỹ khi ăn. Việc uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày), tăng cường vận động giúp ruột được lưu thông tốt hơn cũng là biện pháp hữu hiệu.
Bạn thấy bài viết Thời điểm tuyệt đối không nên ăn hồng vì dễ gây tắc ruột, 4 dấu hiệu nguy hiểm ai cũng nên biết để tránh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thời điểm tuyệt đối không nên ăn hồng vì dễ gây tắc ruột, 4 dấu hiệu nguy hiểm ai cũng nên biết để tránh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Thời điểm tuyệt đối không nên ăn hồng vì dễ gây tắc ruột, 4 dấu hiệu nguy hiểm ai cũng nên biết để tránh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay