Huyết áp luôn dao động liên tục thay đổi với mỗi nhịp tim tùy thuộc vào sự vận động của tim và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và trạng thái tinh thần khác nhau. Đối với người bệnh huyết áp, kể cả huyết áp cao hay huyết áp thấp là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn phế do các biến chứng về tim, não, mạch máu…
Vì vậy, việc tự đo huyết áp tại nhà là cách cần thiết để tự kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
Thời điểm nào đo huyết áp tốt nhất?
Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thời gian đo huyết áp phù hợp của mỗi người là khác nhau. Nói chung, huyết áp thấp nhất khi bạn thức dậy buổi sáng và cao hơn khi bạn thực hiện các hoạt động thể lực hàng ngày.
Thời điểm đo huyết áp phù hợp nên đảm bảo những yêu cầu sau:
Không bị gián đoạn bởi các hoạt động khác.
Không nên đo ngay khi thức dậy, sau bữa ăn sáng.
Có thể tuân thủ theo hàng ngày.
Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.
Đo huyết áp thế nào để có kết quả tốt nhất?
Để có kết quả đo huyết áp chính xác, trước khi đo bạn nên chú ý những điều sau:
– Không ăn uống, tránh xa cafein, rượu và thuốc lá trong 30 phút trước khi đo huyết áp.
– Việc tập thể dục hay tình trạng căng thẳng có thể làm tăng huyết áp. Bạn không nên tập thể dục trong ít nhất nửa tiếng trước khi đo huyết áp và nên hạn chế đo khi căng thẳng.
– Tốt nhất bạn nên làm trống bàng quang trước khi đo.
– Tìm nơi yên tĩnh, ngồi lên ghế có tựa lưng, thoải mái, thư giãn 5 phút trước khi đo.
– Hít thở sâu vài lần và đặt vòng bít ngang tầm với tim theo đúng hướng dẫn.
– Không nói chuyện hay cử động người trong khi đo huyết áp.
Chú ý kiểm tra độ chính xác của thiết bị.
Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo vào một thời điểm cố định trong ngày. Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 phút. Nếu giá trị giữa 2 lần chênh nhau quá 10mmHg, thì cần đo lại thêm vài lần với thời gian nghỉ lâu hơn. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo cuối làm kết quả và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng huyết áp của bản thân.
Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp và huyết áp bình thường
Ảnh minh họa
Chỉ số huyết áp bình thường
– Huyết áp tâm thu: 90 mmHg – 130 mmHg.
– Huyết áp tâm trương: 60 mmHg – 85 mmHg.
Chỉ số huyết áp thấp
Chỉ số huyết áp tâm thu <85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg cảnh báo huyết áp thấp. Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan xa như não, gây ra các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…
Chỉ số huyết áp cao
Phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới:
Tiền tăng huyết áp: chỉ số huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-90 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1: chỉ số huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: số đo huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
Tăng huyết áp độ 3: số đo huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.
Thực hiện đo huyết áp hằng ngày, đặc biệt là với người cao tuổi giúp tầm soát và điều trị sớm nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ,… góp phần bảo vệ tối đa cho sức khỏe của bệnh nhân.
Dấu hiệu huyết áp cần được chăm sóc y tế
Huyết áp bình thường là khoảng 120/80mmHg. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một chỉ số huyết áp trung bình khác nhau. Sự khác biệt này dựa trên các yếu tố như: Tuổi tác, cân nặng, đời sống tình dục, hoạt động thể chất…
Nếu không rõ về mức huyết áp trung bình của mình, bạn nên tìm gặp bác sĩ để hỏi rõ. Trong trường hợp kết quả đo huyết áp tại nhà cao hơn bình thường, bạn hãy nghỉ ngơi năm phút rồi tiến hành kiểm tra huyết áp lại một vài lần nữa để nhận được kết quả chính xác nhất.
Thêm vào đó, nếu chỉ số huyết áp tâm thu trên 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 120mmHg, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc y tế khẩn cấp vì đây là dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp ác tính.
Bạn thấy bài viết Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là tất cả những việc cần làm trước khi đo huyết áp tại nhà có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là tất cả những việc cần làm trước khi đo huyết áp tại nhà bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là tất cả những việc cần làm trước khi đo huyết áp tại nhà của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay