Thời điểm ăn có giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết?
Thời điểm ăn sáng, ăn bữa chính và bữa ăn nhẹ với lượng carbohydrate phù hợp vào cùng một thời điểm mỗi ngày giúp người bệnh tiểu đường duy trì mức năng lượng ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu.
Nếu người bị bệnh tiểu đường bỏ bữa hoặc không bổ sung các bữa ăn nhẹ trong khi điều trị, có thể khiến người đó có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Ảnh minh họa
Khi hạ đường huyết, người bệnh sẽ cảm thấy chân tay bủn rủn, đổ mồ hôi, chóng mặt, đói. Thông thường xả ra tình trạng này, người bệnh thường bổ sung calo hơn mức cần thiết, việc này dễ dấn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Ngoài ra, với những người mắc tiểu đường, lượng đường huyết có thể giảm về đêm. Lượng đường trong máu thấp qua đêm có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị hạ đường huyết mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Vì vậy, việc điều chỉnh thời gian ăn và các bữa ăn trong ngày để đảm bảo ổn định đường huyết là điều rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
4 thời điểm ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Bữa sáng
Để kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân bằng năng lượng cả ngày, người mắc tiểu đường cần ăn một bữa sáng lành mạnh sau khi thức dậy. Điều này giúp bạn cảm thấy no và tránh hạ đường huyết do đói. Bổ sung thực phẩm lành mạnh sau khi thức dậy cũng giúp giữ cân bằng cho cơ thể trong suốt cả ngày.
Người bệnh tiểu đường nên chọn bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng. Thói quen bỏ bữa sáng có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào buổi chiều và đêm, dẫn đến nồng độ đường trong máu tổng thể trong 24 giờ cao.
Bữa trưa và bữa tối
Người bệnh tiểu đường cũng nên cân bằng lượng carbohydrate giữa bữa trưa và bữa tối sao cho con số này ở hai thời điểm là như nhau. Thời gian giữa bữa sáng và bữa trưa nên cách nhau khoảng 3-4 giờ hoặc tùy vào nhu cầu tiêu thụ năng lượng của từng cá nhân.
Với bữa tối, người bệnh nên ăn sớm, và ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ. Ăn tối muộn liên quan đến béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém, do đó ăn sớm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Bữa ăn nhẹ
Người mắc tiểu đường nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa nhẹ trong ngày để cân bằng lượng carb. Nhu cầu ăn nhẹ nên dựa trên tín hiệu đói của cơ thể. Không nên ăn đồ chiên dầu, đồ ăn nhiều carb, đồ ăn vặt ngọt và rượu bia. Nếu nguy cơ hạ đường huyết xuất hiện vào ban đêm, nên ăn một bữa nhẹ trước khi đi ngủ.
Bữa ăn trước khi tập thể dục
Khi vận động, cơ thể sử dụng nhiều glucose hơn bình thường. Những bài tập nhẹ kéo dài trong 30 phút sau bữa ăn giúp ổn định chỉ số đường huyết, ngăn lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Tuy nhiên, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 45-60 phút sau ăn, vận động ngay sau ăn không tốt cho sức khỏe.
Nguyên tắc trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường
Tùy theo bệnh lý, mục tiêu điều trị cũng như sở thích ăn uống, tuy nhiên, bữa ăn của người bệnh tiểu đường cần dựa trên nguyên tắc sau:
– Ăn uống vừa đủ, đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, không bị hạ đường huyết. Không ăn no quá và cũng không ăn ít quá để ổn định đường huyết.
– Ăn đủ 3 bữa 1 ngày, tốt nhất nên chia nhỏ thành 4 bữa ăn tức thêm 1 bữa phụ vào tối để đảm bảo nửa đêm không bị đói, tránh hạ đường huyết. Ăn đúng giờ.
– Bổ sung nước cho cơ thể đủ 40ml trên 1 kg cân nặng cơ thể.
– Không nên quá kiêng, vẫn phải ăn các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng. Không nên chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm.
Bạn thấy bài viết Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay