Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Bạn đang xem: Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng 14/4, khoảng 5 giờ 55 phút trên đường chạy khi gần về đích, nam thanh niên sinh năm 1990 bỗng ngã gục khi chỉ cách vạch đích khoảng 100m.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo, bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ 30 phút nhưng kém hiệu quả, có 5 lần có mạch trở lại nhưng lại mất mạch sau 20 giây. Đánh giá bệnh nhân có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp, nhân viên y tế đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 cấp cứu lúc 6 giờ 25 phút.

Tại đây, bệnh nhân được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai, được kíp cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch Mai tăng cường hỗ trợ trực tiếp tại bệnh viện.

Bệnh nhân được đặt ECMO, chuyển về Bạch Mai khoảng 12 giờ trưa ngày 14/4. Hiện bệnh nhân tiên lượng rất nặng.

Các bác sĩ cho biết phần lớn các tình huống ngừng tim hoặc đột tử vong trong thi đấu hoặc chơi các môn thể thao đều xuất phát từ căn nguyên tim mạch.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo bất cứ vận động viên nào, dù phong trào hay chuyên nghiệp, cũng cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.

Bác sĩ khuyến cáo phòng rủi ro trong luyện tập thể dục, thể thao

Để hạn chế tối đa những nguy cơ trong thể thao, việc sàng lọc và kiểm tra sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, nên được chú ý hơn.

Theo bác sĩ tim mạch Ngô Tiến Thái, bất cứ vận động viên nào, dù phong trào hay chuyên nghiệp, cũng cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.

Không nên chỉ vì sự động viên của bạn bè hay hội nhóm mà đăng kí một cự ly vượt khả năng của bản thân. Đồng thời, nên đi khám sàng lọc sức khỏe để đánh giá sự ảnh hưởng của việc tập luyện tới bản thân.

Theo BS Thái, rủi ro trong thể thao luôn có nguy cơ xảy ra, ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì thế, ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình luyện tập, ngay trong cuộc đua, mỗi người cũng cần lắng nghe cơ thể, nhận biết các dấu hiệu bất thường để có sự điều chỉnh tốc độ chạy phù hợp với bản thân trong quá trình gắng sức. “Nếu cảm giác sức khỏe không đảm bảo thì không nên cố quá”, BS Thái nhấn mạnh.

Theo đó, nếu trong quá trình chạy, bạn thấy có những cơn đau tức ngực lạ thường mà không xuất hiện ở trong các buổi tập; nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, không đúng với việc gắng sức (theo dõi qua đồng hồ thể thao); cảm giác mệt mỏi, ngưỡng gắng sức kém đi so với cùng mức độ tập luyện ở ngày thường… đều là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên giảm tốc độ, báo y tế để được kiểm tra, theo dõi kĩ lưỡng.

Bạn thấy bài viết Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện?

Viết một bình luận