Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi, suy tim, đột quỵ là điển hình của các cơn tăng huyết áp. Ngoài nguyên nhân do tính chất gia đình, do chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tăng huyết áp cũng có thể xuất hiện khi chịu sự ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.
Huyết áp cao có chỉ số là bao nhiêu?
Bệnh tăng huyết áp diễn ra rất bất thường, với trạng thái khỏe mạnh bình thường thì cũng khó xác định được có bị tăng huyết áp hay không. Vậy nên, việc nhờ sự hỗ trợ từ máy đo huyết áp và tư vấn của bác sĩ thường xuyên là điều cần thiết.
Các chỉ số huyết áp dùng để xác định huyết áp cao hay huyết áp thấp là chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương:
- Huyết áp bình thường: dưới 120mmHg/80mmHg
- Tiền tăng huyết áp: 120 – 139mmHg/80 – 89mmHg
- Huyết áp cao: 140mmHg/90mmHg
Tăng huyết áp là bệnh tiềm ẩn, chỉ khi huyết áp vượt ngưỡng và ở mức bất thường thì người bệnh mới cảm nhận được các triệu chứng, điều này rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đến tính mạng.
Tăng huyết áp liên quan đến những bệnh gì?
Người ta ghi nhận ở những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì đều mắc tăng huyết áp và hầu hết liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cùng lối sống. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý như: viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận… cũng là nguyên nhân ảnh hưởng làm tăng huyết áp.
U tủy thượng thận, cường aldosteron, cushing, cường giáp… là một số bệnh về nội tiết ảnh hưởng đến cao huyết áp. Phụ nữ mang thai mắc các bệnh như thiếu máu, tiền sản giật cũng làm tăng huyết áp.
– Phình và bóc tách động mạch chủ . Huyết áp cao gây tăng áp lực lên thành động mạch chủ, lâu ngày làm thành mạch bị suy yếu, giãn lớn ra. Giãn động mạch chủ lên (đoạn vừa ra khỏi tim) hay gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đoạn động mạch chủ bị phình có thành mạch yếu, nếu huyết áp cao dễ gây tổn thương, xé rách các lớp trong thành mạch dẫn đến bóc tách thành động mạch hay vỡ động mạch chủ, khiến người bệnh tử vong.
Bệnh nhân tăng huyết áp có phình động mạch chủ cần kiểm soát huyết áp chặt chẽ (< 120/70 mmHg), điều trị tích cực xơ vữa động mạch và theo dõi kích thước động mạch chủ thường xuyên bằng siêu âm tim hay chụp CT động mạch chủ.
– Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim, làm hỏng thành mạch máu, gây tổn thương tim. Huyết áp cao làm tăng xơ vữa mạch máu, thành mạch cứng hơn và dễ bị tổn thương. Các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch vành (là mạch máu nuôi cơ tim) gây hẹp dần lòng mạch, không dẫn đủ máu nuôi cơ tim khi tim cần làm việc gắng sức, gây ra triệu chứng mệt, đau ngực khi gắng sức.
Mảng xơ vữa này có thể đột ngột bị vỡ ra do stress hoặc do huyết áp cao, các tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu) đến bám vào chỗ thành mạch bị tổn thương này, tạo nên cục huyết khối cấp tính, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và đưa đến nhồi máu cơ tim cấp.
– Tăng huyết áp làm giảm chức năng thận, gây tổn thương thận. Bệnh nhân tăng huyết áp lâu ngày sẽ gây tổn thương thận, làm giảm chức năng thận. Huyết áp cao làm tăng áp lực lọc nước tiểu trong các cầu thận (là đơn vị lọc nước tiểu trong thận), lâu ngày gây tổn thương màng lọc ở cầu thận đưa đến tiểu đạm (khi xét nghiệm nước tiểu thấy có protein hoặc microalbumine trong nước tiểu, nhìn bằng mắt thường không thấy được).
Khi thận bị tổn thương, mức độ lọc để đào thải nước và chất độc ra khỏi cơ thể giảm dần, làm ứ đọng các chất này trong cơ thể gây triệu chứng phù, mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngoài da.
– Tăng huyết áp gây đột quỵ, tử vong. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đưa đến đột quỵ. Người có huyết áp cao > 160/100 mmHg tăng 4,3 lần nguy cơ bị xuất huyết não. Khoảng 50% người bệnh nhồi máu não có kèm tăng huyết áp.
Đột quỵ là tình trạng một phần của não bị ngừng cấp máu đột ngột do vỡ mạch máu (gọi là xuất huyết não) hoặc do cục máu đông hay mảng xơ vữa gây tắc nghẽn hoàn toàn một mạch máu nuôi vùng não đó (gọi là nhồi máu não), làm người bệnh bất tỉnh hoặc yếu liệt. Thời gian vàng để điều trị nhồi máu não là trong vòng 3 giờ đầu khi bắt đầu có triệu chứng.
Khi có biểu hiện tăng huyết áp người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán.
Khi nào cần gặp bác sĩ và lời khuyên
Khi có biểu hiện tăng huyết áp người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán.
Trên thực tế, tăng huyết áp ở mỗi người sẽ có mức độ khác nhau, cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến các bệnh lý liên quan. Vậy nên, việc không hiểu rõ bệnh tình và tự uống thuốc điều trị sẽ có thể gây tác dụng phụ phát sinh biến chứng khó lường.
- Việc thường xuyên thăm khám định kỳ cũng là điều cần thiết, từ tiến triển bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc hoặc phương pháp điều trị hợp lý.
- Một số trường hợp khác cần được bác sĩ hỗ trợ nhanh chóng khi thuốc điều trị không có tác dụng, gặp các tác dụng phụ của thuốc, tình trạng bệnh kéo dài và chuyển biến xấu.
- Việc thay đổi thói quen sống hàng ngày và đặc biệt là có chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp quan trọng.
- Tránh dùng loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
- Giảm thiểu lượng muối, đường trong bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo và dầu mỡ, các loại thịt đỏ.
- Ăn các loại trái cây, rau củ và thực phẩm từ sữa béo.
- Tầm soát huyết áp. Định kỳ (ít nhất mỗi năm 1 lần) làm các kiểm tra cận lâm sàng: tổng phân tích nước tiểu, tỷ lệ microalbumin/creatinin niệu, đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm chức năng thận, đường máu, cholesterol máu, chụp võng mạc, siêu âm động mạch cảnh và đo ABI.
BS. Nguyễn Xuân Tuấn
Bạn thấy bài viết Tăng huyết áp liên quan đến những bệnh gì? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tăng huyết áp liên quan đến những bệnh gì? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tăng huyết áp liên quan đến những bệnh gì? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay