Tại Việt Nam, sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gút (gout) cũng rất rõ rệt. Vào những năm 2003, tỷ lệ người mắc mới chỉ đạt 0,14% dân số. Tuy nhiên đến năm 2014, hơn 10 năm sau tỷ lệ này đã tăng lên 1% tương đương với khoảng 940.000 người mắc bệnh. Đặc biệt hơn, gút xuất hiện chủ yếu ở nam giới với tỷ lệ lên tới 94%. Trong số đó, có 75% số người mắc đang trong độ tuổi lao động.
Bệnh gút gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của người bệnh. Đặc biệt với những người chỉ đi khám khi xuất hiện những triệu chứng nặng, khó điều trị.
Theo BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng đơn vị Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cứ 4 người đến khám, được chẩn đoán mắc bệnh gút. Độ tuổi 30-40 chiếm 50% và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Rõ ràng, bệnh gút ở người trẻ đang trở nên phổ biến. Đáng lo hơn, người mắc gút thường xem nhẹ tình trạng bệnh. Phần lớn cho rằng không nguy hiểm nên chỉ khi nào chân sưng đau, đi lại khó khăn mới uống thuốc. Thậm chí nhiều người uống thuốc không rõ nguồn gốc đã để lại biến chứng khôn lường.
Tại sao bệnh gút lại ưu ái nam giới hơn?
Bệnh gút là bệnh khớp do tinh thể lắng đọng mononatri urat. Bệnh có liên quan trực tiếp đến tăng axit uric máu do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm bài tiết axit uric.
Những lý do chính khiến nam giới dễ mắc bệnh gút hơn có liên quan đến 4 khía cạnh sau:
1. Bệnh gút và sự khác biệt bài tiết hormone
Cả nam và nữ đều tiết ra nội tiết tố trong cơ thể. Nam giới chủ yếu là nội tiết tố nam, còn nữ giới là nội tiết tố nữ nhiều hơn.
Nội tiết tố nam đặc biệt ưa thích axit uric. Bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Từ đó đẩy nhanh quá trình hình thành và lắng đọng tinh thể axit uric.
Ở những trường hợp bình thường, nồng độ axit uric trong máu trung bình ở nam giới cao hơn ở nữ giới khoảng 60 umol/l. Ở giai đoạn viêm khớp cấp do gút, cùng một loại axit uric trong máu cao có thể khiến nam giới mắc bệnh nhưng nữ giới lại không. Do đó, nam giới có khả năng mắc bệnh gút cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước qua thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen sẽ giảm đi rất nhiều. Khi đó, nguy cơ mắc bệnh gút ở nữ cũng ngang ngửa với nam giới.
2. Thích thịt và hải sản
Trong khi nhiều nữ giới “kiêng kỵ” trong chế độ ăn uống để giữ dáng, thì nam giới thường làm việc và giao tiếp, tiệc tùng nhiều. Họ thích ăn các loại thịt, hải sản, nội tạng động vật… Hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa axit béo, giá trị purine cao dẫn đến tăng axit uric máu.
Việc nam giới hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ làm tăng độ nhớt của máu, tăng gánh nặng lọc của thận. Đồng thời cũng kích thích hoạt động của một lượng lớn enzym chuyển hóa purine, tăng purine nội sinh và tạo ra nhiều axit uric.
3. Thích uống rượu bia
Nhiều nam giới có thói quen uống rượu bia. Rượu sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để tạo ra axit lactic, gây ức chế bài tiết axit uric, dễ gây ra bệnh gút.
Bia càng nguy hiểm hơn trong số đồ uống có cồn bởi vì bia có chứa carbon dioxide. Carbon dioxide sẽ chuyển hóa thành axit carbonic, làm giảm giá trị pH. Nó gây cản trở bài tiết axit uric và nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
4. Căng thẳng tinh thần
Nói một cách tương đối, đàn ông dễ chịu nhiều áp lực hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, việc thức khuya và làm việc quá giờ, tâm trạng không tốt có thể gây rối loạn điều hòa thần kinh tự chủ của cơ thể. Việc đó dễ dẫn đến co thắt bề mặt cơ thể và các mạch máu nội tạng, bao gồm cả co thắt mạch máu thận, dẫn đến chuyển hóa axit uric bất thường và giảm sút bài tiết.
Làm thế nào để ngăn chặn bệnh gút?
Cung cấp đủ nước
Hàng ngày bạn cần uống khoảng 2 đến 3 lít nước. Việc này có lợi cho việc bài tiết axit uric, giảm nồng độ axit uric trong máu, đạt được mục đích điều trị và kiểm soát bệnh tật.
Lưu ý nên cấp đủ nước để có đủ nước tiểu và giúp đào thải axit uric ra ngoài.
Hạn chế rượu bia, đồ uống nhiều đường
Khi uống rượu, cồn đậm đặc cũng sẽ đi vào cơ thể con người. Cồn được hấp thu nhanh chóng và được gan chuyển hóa. Việc này sẽ lức chế quá trình bài tiết axit uric của thận, làm tăng nồng độ axit uric, gây ra bệnh gút.
Ngoài đồ uống có cồn, các loại đồ uống có hàm lượng đường cao cũng cần cảnh giác. Mặc dù đường fructose không chứa purine nhưng sản phẩm chuyển hóa cuối cùng lại trở thành axit uric. Đây là sát thủ vô hình của bệnh gút.
Chế biến đồ ăn hợp lý
Thực phẩm có hàm lượng purine cao chẳng hạn như thịt, có thể được chần qua nước sôi trước khi chế biến để giảm hàm lượng purine.
Ngoài ra, bạn nên giảm bớt các loại gia vị gây ra bệnh gút như ớt, gừng, mù tạt… Đồng thời sử dụng nước chanh và giấm để cải thiện khẩu vị, từ đó tăng cảm giác thèm ăn.
Tập luyện thể thao
Trong giai đoạn cấp tính của bệnh gút, bạn nên nghỉ ngơi trên giường, nâng cao chi bị ảnh hưởng và bất động một phần.
Sau 72 giờ khớp hết đau nên vận động thể dục nhịp điệu vừa phải như đi bộ, đánh cầu lông, Thái cực quyền… Không thích hợp vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi. Thời gian tập 3 đến 4 lần một tuần, mỗi lần 30 phút đến 60 phút.
Tránh các tác nhân
Các tác nhân gây ra các cơn gút bao gồm chế độ ăn nhiều purin, mệt mỏi nói chung, nghiện rượu, hay bị say, một số loại thuốc (như thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao…), căng thẳng tinh thần và thay đổi cân nặng đột ngột. Nên giảm cân từ từ, không quá nhanh và quá nhiều. Mỗi tháng giảm khoảng 1kg, nếu không sẽ dễ dẫn đến cơn gút cấp.
Triệu chứng của bệnh gút
Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp. Bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:
Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó. Cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.
7 món ăn ngon mà không lo bị tăng cân
4 loại rau người mắc bệnh gout không nên ăn
Bạn thấy bài viết Tại sao bệnh gút lại ưu ái đàn ông? Tránh được 4 yếu tố này khỏi lo bệnh gõ cửa có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tại sao bệnh gút lại ưu ái đàn ông? Tránh được 4 yếu tố này khỏi lo bệnh gõ cửa bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tại sao bệnh gút lại ưu ái đàn ông? Tránh được 4 yếu tố này khỏi lo bệnh gõ cửa của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay