Review Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) – Quá nhiều sự lê thê

Bạn đang xem: Review Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) – Quá nhiều sự lê thê tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Là phần tiếp theo của bộ phim đình đám The Exorcist (1973) sau 50 năm, Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới đưa cái tên Exorcist quay trở lại đường đua phim kinh dị và trở thành thương hiệu điện ảnh hiện đại. Mọi nỗ lực của tác phẩm là đáng ghi nhận, tuy nhiên với chất lượng hiện tại thì bấy nhiêu đó là chưa đủ để gây ấn tượng tốt.

YouTube video
Trailer Quỷ Ám Tín Đồ

Bộ phim bắt đầu với nỗi đau mất người thân của Victor Fielding (Leslie Odom Jr.) khi vợ anh trong lúc mang thai đã gặp tai nạn động đất. Anh đứng trước lựa chọn xé lòng giữa việc cứu mẹ và cứu con. 13 năm sau, Victor giờ đây đã có cuộc sống bình yên bên cạnh con gái nhỏ của mình Angela (Lidya Jewett). Dù “gà trống nuôi con” nhưng anh vẫn xây dựng được mối quan hệ khắng khít và dạt dào tình yêu với con gái.  

Trong 1 lần vào rừng chơi, Angela và bạn thân Katherine (Olivia O’Neill) đã thực hiện cầu hồn và mất tích ngay sau đó. Gia đình 2 bên tích cực tìm kiếm nhưng chẳng có dấu vết gì. Bỗng 3 ngày sau, 2 cô bé được tìm thấy tại một trang trại cách nhà hơn 50km. Hai cô bé trở về nhà với hàng loạt biểu hiện kỳ lạ và có xu hướng bạo lực cao. Dường như, Angela và Katherine đã bị thực thể ma quỷ chiếm hữu.  

Vẻ tiều tụy, xanh xao của Katherine khi bị quỷ ámVẻ tiều tụy, xanh xao của Katherine khi bị quỷ ám

Nội dung Quỷ Ám Tín Đồ dài dòng, tình tiết lan man

Quỷ Ám Tín Đồ sở hữu một cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại được triển khai một cách cồng kềnh không cần thiết. Nội dung bộ phim có thể nói là tương đối sơ sài, hơn nửa thời lượng chỉ xoay quanh việc 2 gia đình cuống cuồng đi tìm con. Còn thực thể hắc ám thì vẫn đang là một ẩn số.

Có lẽ tác phẩm muốn nêu bật những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình và bài học về đức tin nên dành khá nhiều thời gian cho 2 khía cạnh này. Tình cảm cha con giữa Victor và Angela được khắc họa rõ nét, giàu cảm xúc và hiện lên chân thật, tự nhiên. Còn về đức tin thì có thể hiểu rộng hơn, bộ phim muốn truyền tải thông điệp khi có niềm tin và sự quyết tâm thì mọi biến cố, khó khăn đều có thể giải quyết được.

Thiếu vắng tình thương của mẹ, Angela dễ dàng bị quỷ dữ dụ dỗThiếu vắng tình thương của mẹ, Angela dễ dàng bị quỷ dữ dụ dỗ

Bên cạnh đó, vì cố gắng xây dựng chút liên kết với phần phim The Exorcist (1973) nên tác phẩm lần này cũng đề cập đến những tình tiết đã xảy ra trong quá khứ. Dù tạo được hiệu ứng nhất định nhưng chưa đủ bùng nổ hay để lại dấu ấn gì đặc sắc. Thậm chí có phần thừa thãi khi các nhân vật phụ không đóng góp gì cho câu chuyện chính.

Tạo hình phù hợp nhưng jump-scare quá đà

Với người hâm mộ của The Exorcist (1973) thì những pha quỷ hành cào cấu, bê bết chất dịch nhầy nhụa, leo tường, xoay đầu là điều mà khán giả rất đỗi mong đợi trong Quỷ Ám Tín Đồ. Đáp lại kỳ vọng đó, phần phim này cũng đầu tư vào tạo hình nhân vật, đạo cụ để mang đến trải nghiệm thú vị cho khán giả. 

Tạo hình 2 đứa trẻ bị quỷ ám đầy đáng sợTạo hình 2 đứa trẻ bị quỷ ám đầy đáng sợ

Với thường lượng 111 phút, được thông qua kiểm duyệt và không cắt cảnh nào, tác phẩm cũng cho thấy được một vài phân đoạn đắt giá. Tạo hình 2 nhân vật Angela và Katherine biến chuyển ghê rợn từ 2 bé gái xinh đẹp dần héo mòn, hung bạo và quỷ dị. Các cảnh bạo lực tuy không được quay quá cận cảnh nhưng cũng đủ để tạo nên cảm giác ớn lạnh cho người xem.

Tuy nhiên, một điểm trừ của Quỷ Ám Tín Đồ là sử dụng jump-scare số lượng nhiều với âm thanh rất to chỉ để hù khán giả đúng nghĩa đen. Chúng không mang lại hiệu quả về mặt chất lượng mà tạo sự khó chịu cho người xem khi phải liên tục bị dọa dẫm bằng chiêu trò “mì ăn liền”. Thiết nghĩ nếu phim dồn sự đầu tư của mình vào 2 con quỷ đang trú ngụ trong 2 cô bé thì có lẽ sẽ tạo nên nỗi ám ảnh như tác phẩm năm xưa.  

Quỷ Ám Tín Đồ lạm dụng jump-scare mệt mỏiQuỷ Ám Tín Đồ lạm dụng jump-scare mệt mỏi

Quỷ Ám Tín Đồ để lại nhiều câu hỏi

Bộ phim có hồi kết cao trào với những cơn thịnh nộ của quỷ dữ. Dù vậy, cái kết diễn ra chóng vánh, chưa giải đáp tường tận những vấn đề còn tồn đọng. Thậm chí, việc lựa chọn sống, chết của quỷ dữ cũng được nêu ra lấp lửng, không có sức thuyết phục để dẫn đến kết quả sau cùng. Phim sở hữu nhiều nhân vật, nhưng họ xuất hiện nhìn chung cũng không có nhiều vai trò và cho đến khi phim kết thúc vẫn chỉ thế.

Quỷ Ám Tín Đồ có nhiều nhân vật phụ dư thừaQuỷ Ám Tín Đồ có nhiều nhân vật phụ dư thừa

Việc tạo nên một câu chuyện ban đầu có vẻ nhiều nút thắt và nhánh rẽ nhưng sau cùng lại bỏ qua hết những chi tiết ngoài lề đó một cách phũ phàng sẽ để lại nhiều thắc mắc cho khán giả. Đồng thời điều này cũng khiến người xem phần nào hụt hẫng với cách giải quyết vấn đề theo kiểu mặc định mà không có sự dẫn dắt khéo léo nào.

Quỷ Ám Tín Đồ (The Excorcist: Believer) là một bộ phim không quá tệ và vô tri bởi phim vẫn có vài giây phút kịch tính. Tuy nhiên, tổng thể chất lượng lại chưa phải là sản phẩm đủ sức để thực hiện tham vọng reboot thương hiệu The Exorcist từ 50 năm trước.

Từ hôm nay, bạn đã có thể theo dõi lịch chiếu phim Quỷ Ám Tín Đồ và đặt vé nhiều cụm rạp trên toàn quốc tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bạn thấy bài viết Review Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) – Quá nhiều sự lê thê có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) – Quá nhiều sự lê thê bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) – Quá nhiều sự lê thê của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review Quỷ Ám Tín Đồ (The Exorcist: Believer) - Quá nhiều sự lê thê
Xem thêm bài viết hay:  Vì không nhận được trang phục sự kiện, Thầy Giáo Ba ngậm ngùi ngay trên livestream: “Bị Garena lừa rồi…”

Viết một bình luận