Review phim Cám (2024) – Bí mật kinh hoàng phía sau dị bản Tấm Cám

Bạn đang xem: Review phim Cám (2024) – Bí mật kinh hoàng phía sau dị bản Tấm Cám tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Không còn lấy điểm nhìn từ cô Tấm hiền lành, phúc hậu, dị bản mới nhất về câu chuyện Tấm Cám chọn cô Cám – một nhân vật phản diện làm trung tâm của phim. Và đó cũng không còn giống như câu chuyện cổ mà chúng ta được nghe kể lúc nhỏ nữa.

Cám là nhân vật chính của dị bản mới nhất về Tấm CámCám là nhân vật chính của dị bản mới nhất về Tấm Cám

Cảm hứng từ câu chuyện cổ tích dân gian nổi tiếng

Tấm Cám là câu chuyện cổ tích cực kỳ nổi tiếng của Việt Nam. Hầu như ai trong chúng ta cũng được nghe kể câu chuyện này từ thời thơ bé. Tuy nhiên, có một sự thật là Tấm Cám có khá nhiều dị bản. Và dị bản được cho là xa xưa nhất, lại vô cùng kinh dị.

 

Đoạn sau của câu chuyện khi Tấm đã hồi cung. Khi được Cám hỏi về bí quyết có làn da trắng trẻo. Tấm bèn chỉ Cám nhảy xuống một cái hố, sau đó sai người đổ nước sôi cho chết luôn. Chưa hết Tấm còn tặng mẹ ghẻ một hũ mắm. Mẹ ghẻ thích lắm, ăn mắm mỗi ngày. Cho đến khi hết hũ mắm thì mới thấy cái đầu lâu của Cám, mụ lăn đùng ra chết.

Câu chuyện trong phim điện ảnh Cám không đi theo chiều điểm nhìn của cô TấmCâu chuyện trong phim điện ảnh Cám không đi theo chiều điểm nhìn của cô Tấm

Thực tế truyện cổ tích (hay còn gọi là đồng thoại, chuyện thần tiên) ban đầu không phải là dành cho trẻ em. Nó thực chất là một thể loại văn học dân gian với nhiều tình tiết hư cấu, thường có yếu tố phép thuật, thần phật. Phần nào thể hiện được thế giới quan của người xưa. Và với người xưa thì “ác giả ác báo”. Để trừng phạt và diệt trừ cái ác đôi khi chúng ta có những cái kết vô cùng kinh hãi. 

Không chỉ riêng cô Tấm của Việt Nam có màn “hắc hóa” hết hồn. Rất nhiều câu chuyện cổ nước ngoài cũng có những tình tiết u ám, đáng sợ và những màn trả thù kinh khủng đến từ những nhân vật thiện (tất nhiên là ở những bản truyện xa xưa). 

Những nhân vật cổ tích sẽ được khai thác dưới góc nhìn mới mẻ hơnNhững nhân vật cổ tích sẽ được khai thác dưới góc nhìn mới mẻ hơn

Truyện cổ Tấm Cám vừa quen vừa lạ

Như đã nói trên, câu chuyện kể về cô Tấm ban đầu vốn có nhiều chất liệu kinh dị. Có lẽ vì thế đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân quyết định chọn truyện Tấm Cám để triển khai làm phim. Và lần này nhân vật chính lại là cô Cám.

Tấm (Rima Thanh Vy) và Cám (Lâm Thanh Mỹ) là hai chị em cùng cha khác mẹ, con của ông lý trưởng Hai Hoàng (Quốc Cường). Mẹ Tấm mất sớm, cha đi bước nữa và có Cám. Thế nhưng từ khi sinh ra Cám đã có khuôn mặt dị dạng, trở thành nỗi ô nhục của gia tộc.

Bi kịch của Cám bắt đầu ngay từ khi cô sinh raBi kịch của Cám bắt đầu ngay từ khi cô sinh ra

Không phải Tấm, người luôn phải chịu tủi nhục chính là cô em Cám. Ông Hai Hoàng (Quốc Cường) và mẹ ruột của Cám (Thúy Diễm) luôn coi cô là cái gai trong mắt, dân làng cũng xa lánh cô. Rồi Cám bị một toán người lạ bắt cóc, hiến sinh trong lễ tế. Khi giọng nói bí ẩn: “Vì sao con khóc” vang lên. Dường như cô đã biến đổi và có sức mạnh ma quỷ đáng sợ.

Cám “lật ngược” thế giới cổ tích

Với phim điện ảnh Cám, những nhân vật trong truyện cổ vẫn được giữ nguyên. Nhưng thật sự thì cuộc đời, tính cách của các nhân vật đã có nhiều thay đổi. Ai là phe thiện, ai là kẻ ác? Tất cả như được bao phủ bởi một làn sương bí ẩn, huyền hoặc. Và cái twist đau lòng ở giữa phim khiến người ta không khỏi thở dài.

Trong phim Cám, chị em Tấm Cám lại có tình cảm rất tốt. Cám luôn ngưỡng mộ chị Tấm. Còn Tấm là người duy nhất luôn đối đãi tử tế, bảo vệ Cám trước những cơn thịnh nộ của cha mẹ. 

Ông Hai Hoàng - cha của Tấm Cám giấu nhiều điều bí mậtÔng Hai Hoàng – cha của Tấm Cám giấu nhiều điều bí mật

Mẹ ghẻ có vẻ là người luôn hành hạ Cám, nhưng có vẻ như cũng có ẩn tình bên trong. Đặc biệt là nhân vật người cha. Một nhân vật tưởng chừng mờ nhạt trong truyện cổ. Ông lại hiện lên một cách sống động trong bản phim Cám này. Cha của hai chị em có tên Hai Hoàng là lý trưởng của làng. Ông là người trọng danh dự, luôn phải mang theo một bí mật lớn của gia tộc. Ông cũng là người chủ trì buổi lễ hiến sinh Cám – cô con gái ruột của mình, mở ra những tình tiết kinh hoàng về sau.

Một vài chi tiết quan trọng trong chuyện cổ cũng được thay đổi trong phim Cám lần này. Như người cho cá Bống ăn lại chính là Cám. Thái tử nhặt được đôi hài của Tấm ở rừng, chứ không phải dưới sông. Hay cảnh thử hài tưởng chừng vô cùng tươi sáng lại vô cùng rùng rợn với đôi chân loang lổ, thối rữa của Cám. Và ông Bụt không phải là thần phật gì mà là một ác linh. 

Bờm có mối quan hệ đặc biệt với cô CámBờm có mối quan hệ đặc biệt với cô Cám

Một nhân vật cổ tích quen thuộc của Việt Nam – thằng Bờm cũng xuất hiện trong phim. Có vai trò đặc biệt với nhân vật Cám.

Dị bản có nhiều điểm sáng tạo thông minh  

Nếu phim kinh dị Việt mấy năm gần đây khiến khán giả trở nên chán nản. Với những bộ phim mang phong cách cũ kỹ, lạm dụng jumpscare. Thì Cám mang đến một phong cách khác lạ, với chất liệu dân gian truyền thống. Đây cũng là thế mạnh của đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân – những người đứng sau thành công của Tết Ở Làng Địa Ngục, Kẻ Ăn Hồn.

Và hàng loạt tình tiết máu me, rùng rợn như tập tục thờ quỷ, lột da người, lễ hiến sinh trinh nữ. Những tình tiết này ẩn sau những thứ tưởng chừng bình thường trong truyện. Và chính điều đó khơi gợi sự tò mò cho khán giả. Con quỷ đỏ ba mắt trong phim thực sự là gì? Có liên quan gì với gia đình Tấm Cám? Liệu Cám có thực sự bị quỷ sai khiến? Còn Tấm có trở nên “biến chất” vì trả thù như trong truyện cổ hay không?

Liệu tình cảm của chị em Tấm Cám có mãi tốt đẹp được như ban đầuLiệu tình cảm của chị em Tấm Cám có mãi tốt đẹp được như ban đầu

Chọn Tấm Cám là câu chuyện để phát triển thành phim kinh dị cũng là lựa chọn thông minh. Bởi truyện gốc đã có những yếu tố rùng rợn, rất có tiềm năng để phát triển thành phim. Hơn nữa do tính chất nhiều dị bản của truyện cổ tích, nên đạo diễn và biên kịch cũng có nhiều không gian để sáng tạo. 

Cám là một dị bản kinh dị nhưng không kém phần mới mẻCám là một dị bản kinh dị nhưng không kém phần mới mẻ

Yếu tố điện ảnh đậm chất Việt

Phim cũng tạo được không khí quỷ dị, rùng rợn rất riêng biệt. Đặc biệt là trong bối cảnh làng quê Việt Nam cuối thời Lê. Cám có những cảnh sinh hoạt, lễ hội đậm chất Việt, mang hơi thở thời xa xưa. Với đình làng, bến sông quê, cây thị, ao sen mang đậm âm hưởng Bắc Bộ. Cổ phục của phim cũng có chất Việt mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Một điều đáng trân trọng với những phim cổ trang Việt hiện nay. 

Thiết kế mỹ thuật và phần hóa trang là một điểm nổi bật của phim Cám mà người xem nào cũng phải công nhận. Theo như lời đạo diễn Trần Hữu Tấn thì phim hạn chế dùng kỹ xảo, tất cả những hiệu ứng máu me, rùng rợn trên phim đều do hóa trang mà ra. 

Những khung hình đáng sợ nhưng cũng rất đẹp của phimNhững khung hình đáng sợ nhưng cũng rất đẹp của phim

Ấn tượng nhất phải kể đến là gương mặt dị dạng của Cám, với phần bứu làm biến dạng khuôn mặt, mắt thì chảy xệ. Đó là chưa kể những phân đoạn lột da, róc thịt. Chính vì sự tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị, nên khi góc máy bắt cận khiến những hình ảnh trông rất thật, vừa đủ để tạo nỗi sợ và để lại nhiều ám ảnh.  

Nhạc phim cũng rất hợp với không khí cổ kính, rờn rợn của phim. Với những làn điệu dân gian được phối lại rất êm tai, phục vụ tốt cho các tình tiết của phim. 

Lâm Thanh Mỹ có vai diễn ấn tượngLâm Thanh Mỹ có vai diễn ấn tượng

Dàn diễn viên nhìn chung khá hợp vai. Nổi bật có Lâm Thanh Mỹ với cô Cám có số phận hẩm hiu, hiền lành ở đầu phim. Và sự biến chuyển dữ dội ở hồi sau, chắc chắn vai diễn của cô sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả. Cha của Cám – ông Hai Hoàng của Quốc Cường cũng có nhiều đất diễn với nội tâm đầy biến động. Khiến cho khán giả tự hỏi người đàn ông này thực sự là người thế nào?

Ông Hai Hoàng thật sự là người thế nàoÔng Hai Hoàng thật sự là người thế nào

Cái kết của Cám để lại nuối tiếc vì hơi chóng vánh

Cám là một bộ phim có kinh phí đầu tư lớn, được thực hiện một cách chỉn chu, đầy tâm huyết và một bộ phim lạ trên thị trường điện ảnh Việt. Dù phim vẫn còn gặp một số vấn đề về kịch bản, nhưng trải nghiệm xem Cám giống như thưởng thức một món ăn lạ miệng, được chế biến công phu, đầy sự sáng tạo. Tuy nhiên, ở vài phân đoạn thiếu đi sự mượt mà, có thể khiến khán giả sẽ cảm thấy chưa thoả mãn.

Cám đã thổi một làn gió mới, biến câu chuyện cổ tích quen thuộc thành một thế giới đầy ám ảnhCám đã thổi một làn gió mới, biến câu chuyện cổ tích quen thuộc thành một thế giới đầy ám ảnh

Phần kết của phim Cám có lẽ nên dài hơn, khi bộ phim đã mở ra một điều bất ngờ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về cái kết của truyện cổ tích, nhưng có thể khiến một số khán giả cảm thấy chưa đủ thuyết phục trong cách giải quyết các bí ẩn mà phim đã xây dựng trước đó. Điều này có thể là một điểm khiến khán giả tiếc nuối.

YouTube video
Bi kịch nào ẩn sau trong câu chuyện dân gian Tấm Cám

Cám đã thổi một làn gió mới, biến câu chuyện cổ tích quen thuộc thành một thế giới đầy ám ảnh và rùng rợn. Bộ phim không chỉ khiến người xem tò mò về những gì ẩn sau câu chuyện dân gian, mà còn khơi dậy suy nghĩ về cách mà tổ tiên đã gửi gắm tâm tư, mong ước của mình vào trong những câu chuyện tưởng chừng như chỉ là hư cấu.

 

Bạn thấy bài viết Review phim Cám (2024) – Bí mật kinh hoàng phía sau dị bản Tấm Cám có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review phim Cám (2024) – Bí mật kinh hoàng phía sau dị bản Tấm Cám bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review phim Cám (2024) – Bí mật kinh hoàng phía sau dị bản Tấm Cám của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review phim Cám (2024) – Bí mật kinh hoàng phía sau dị bản Tấm Cám
Xem thêm bài viết hay:  [Review] Cú Úp Rổ Đầu Tiên (The First Slam Dunk)

Viết một bình luận