Review Kẻ Ẩn Danh

Bạn đang xem: Review Kẻ Ẩn Danh tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Kẻ Ẩn Danh là sự pha trộn của những pha hành động kịch tính, không thể tránh khỏi lối mòn của phim Việt và lấy cảm hứng từ nhiều bộ phim quen thuộc khác. Phim tuy có “vấp ngã” ở một số chỗ, nhưng xét tổng thể nó vẫn là một bộ phim không đến nỗi nào.

YouTube video
Trailer Kẻ Ẩn Danh chính thức

Kẻ Ẩn Danh – Câu chuyện giang hồ về hưu không thành

Nhân vật chính của Kẻ Ẩn Danh là Lâm (Kiều Minh Tuấn), một tay anh chị máu mặt của giới xã hội đen, quyết định từ bỏ cuộc sống đẫm máu sau cái chết của gia đình. Lâm lập gia đình với Hạnh, rồi làm cha đứa con gái riêng của vợ mới, sống cuộc đời cơ cực nhưng bình yên. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, trong một lần đi xin việc, cô con gái lọt vào hang ổ kẻ buôn người. Lâm phải tìm lại bản ngã tàn bạo của mình năm xưa để đưa con gái về nhà.

Trong những năm trở lại đây, dòng phim hành động của Việt Nam đã có nhiều bước tiến bộ, với Hai Phượng là cột mốc xán lạn nhất mà khán giả Việt từng được chứng kiến. Nên sẽ không có gì lạ khi những bộ phim sau này ít nhiều lấy cảm hứng từ đó. Kẻ Ẩn Danh không ngoại lệ.

Thêm vào đó, phim còn học hỏi những bộ phim cùng thể loại của các nền điện ảnh nước ngoài ở các yếu tố như để diễn viên thực hiện phần lớn các phân cảnh đối đầu, để họ tập luyện võ thuật thực sự…Sự đầu tư ấy đã mang đến thành quả đáng khen.

Kẻ Ẩn Danh ghi điểm ở khâu hành độngKẻ Ẩn Danh ghi điểm ở khâu hành động

Ghi điểm bằng hành động, kịch bản vẫn đi vào lối mòn

Kẻ Ẩn Danh là một bộ phim hành động có tâm. Yếu tố bạo lực là điểm đáng khen trong đây. Màn đối đầu của hai bên được trau chuốt kỹ lưỡng thường được kết hợp với kỹ thuật quay “one shot” nên tạo cảm giác mượt mà trong chuyển động. Sự căng thẳng cũng vì thế mà không bị gián đoạn.

Những pha đánh đấm nét nào ra nét đó, liên tục và theo tiết tấu nhanh, làm phim trở nên hào hứng, không bị phẳng về nhịp điệu. Kiều Minh Tuấn có thể thấy là đã chịu khó trong thời gian quay bộ phim này.

Mở màn bằng một màn đánh đấm được quay đẹp như vậy khiến Kẻ Ẩn Danh bỗng chốc có tiềm năng hơn mong đợi. Tiền đề của phim không hề mới, việc đoán trước tình tiết là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bằng cách trang hoàng những phân cảnh máu lửa xen lẫn khung cảnh lần theo dấu vết của nhân vật chính đã kéo Kẻ Ẩn Danh khỏi kết cục nhàm chán và nhạt nhẽo.

Mạc Văn Khoa lại là điểm nhấn của bộ phimMạc Văn Khoa lại là điểm nhấn của bộ phim

Kẻ Ẩn Danh gợi nhớ nhiều đến những bộ phim như Hai Phượng với màn dựng cảnh sử dụng các tông màu và ánh sáng. Màn truy lùng dấu vết của Lâm lại mang hơi hướng của Taken. Các pha té ngã và va đập lại gợi đến John Wick.

Nói không ngoa khi bộ phim của đạo diễn Dan Trần đã học hỏi những cái hay của phim trong nước và ngoài nước để đưa vào Kẻ Ẩn Danh, cùng với đó là sự kiểm soát khá tốt phần câu chuyện. Điểm đáng khen ở đây là phim không dông dài với những lời giải thích lê thê. Thay vào đó là các màn hồi tưởng đóng vai trò làm phim rõ ràng hơn.

Bộ phim cần tất cả những lợi thế này khi kịch bản vẫn không tránh được những điểm yếu muôn thuở của điện ảnh Việt. Lời thoại vẫn giữ chất quá kịch là một ví dụ. Hơn nữa, một số điểm trong đây trông khá là phi lý khi chúng ta đặt Kẻ Ẩn Danh dưới góc nhìn thực tế. Diễn xuất trong đây không đồng đều. Một số lại thể hiện quá khích, một số lại như thiếu sức sống. Một số lại ra vẻ quá gượng gạo.

Kiều Minh Tuần chỉ dừng ở mức diễn được trong Kẻ Ẩn DanhKiều Minh Tuần chỉ dừng ở mức diễn được trong Kẻ Ẩn Danh

Điều khó tin là điểm sáng trình diễn thuộc về Mạc Văn Khoa. Nam diễn viên đã thể hiện một lối diễn tiết chế hơn, trong khi Kiều Minh Tuấn – nam diễn viên chính – lại không thể hiện tài năng của mình ở những phân cảnh cần sự nhấn nhá tốt như khi anh dấn thân vào các đoạn phim đánh đấm.

Kẻ Ẩn Danh vẫn có một khía cạnh có thể nói là “của riêng mình”. Màn đối đầu giữa Lâm và kẻ thù trong nhà triển lãm tranh. Đó có thể là điểm sáng của bộ phim, thể hiện tầm nhìn độc đáo khi kết hợp nghệ thuật cổ truyền với yếu tố võ thuật và bạo lực.

Song, “độc đáo” không phải là từ để diễn tả phản diện của bộ phim. Quốc Trường đã rất cố gắng, nhưng vai diễn của anh luôn hiện lên không đủ ác hoặc quá mỏng để để tâm. Nhưng sự thiếu vắng phản diện đã vô tình khiến vai anh hùng của Kiều Minh Tuấn thiếu đi đối trọng cần thiết cho màn đối đầu cuối cùng. Thật không may, đây là màn mà người xem mong chờ nhất.

Quốc Trường có màn thể hiện quá nhạt nhòaQuốc Trường có màn thể hiện quá nhạt nhòa

Nhìn chung, Kẻ Ẩn Danh là một bộ phim tử tế, nhất là so với cú hụt chân của Fanti gần đây. Cả hai đều thiếu hụt nhưng Kẻ Ẩn Danh vẫn tạo được điểm nhấn cần thiết để có cho mình một đặc trưng. Bộ phim càng giống với Hai Phượng khi càng tiến gần đến cái kết. Tuy là vậy, nỗ lực từ đầu của phim vẫn đáng trân trọng. Đây là bộ phim khá ổn và đáng xem. Tất nhiên, hãy nhớ Kẻ Ẩn Danh không phải siêu phẩm.

Bạn thấy bài viết Review Kẻ Ẩn Danh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review Kẻ Ẩn Danh bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review Kẻ Ẩn Danh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review Kẻ Ẩn Danh
Xem thêm bài viết hay:  Kana Momonogi bị liệt tay phải nghiêm trọng khiến fan lo lắng

Viết một bình luận