Review Công Tử Bạc Liêu – Những giai thoại nổi tiếng được tái hiện dưới lăng kính điện ảnh

Bạn đang xem: Review Công Tử Bạc Liêu – Những giai thoại nổi tiếng được tái hiện dưới lăng kính điện ảnh tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Phiên bản điện ảnh của Công Tử Bạc Liêu mang đến cho khán giả một bức tranh chân thực, sống động về nhân vật huyền thoại từng làm náo động xứ Nam Kỳ Lục tỉnh vào những năm 1930. Được đạo diễn bởi Lý Minh Thắng, bộ phim không chỉ tái hiện một giai đoạn lịch sử thú vị, mà còn đi sâu khai thác tâm lý và câu chuyện ít ai biết về cuộc đời của cậu Ba Hơn – người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu.

YouTube video
Trailer Công Tử Bạc Liêu

Giai thoại kinh điển về “đệ nhất chơi ngông”

Vốn được khẳng định không phải là phim tiểu sử, Công Tử Bạc Liêu lấy cảm hứng từ những giai thoại nổi tiếng của Trần Trinh Huy – người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Nhân vật trong phim là cậu Ba Hơn (Song Luân) từ nhỏ đã có cuộc sống trong nhung lụa. Khi trưởng thành, cậu đi du học Pháp trở về và tiếp quản nhà băng đầu tiên của người Việt từ tay cha cậu – ông Hội đồng Lịnh (NSƯT Thành Lộc).

Ba Hơn đã tiêu tốn không ít tiền của vào những trò vui tiêu khiển, ăn chơi trác táng. Vì vậy, cậu sớm nổi danh nhờ lối sống phóng túng và những giai thoại gây choáng ngợp về sự giàu có, nên được người dân gọi bằng cái tên Công tử Bạc Liêu. Nhiều thú vui xa xỉ của cậu Ba Hơn cũng xuất hiện, như việc tổ chức cuộc đấu xảo sắc đẹp, mua máy bay, thi đấm bốc.

Ba Hơn và Tư Phát so tài bằng cách đốt tiền trước người đẹpBa Hơn và Tư Phát so tài bằng cách đốt tiền trước người đẹp

Bộ phim còn khai thác về mối tình tay ba giữa cô đào hát Bảy Loan (Thiên Ân) với 2 công tử giàu có là Ba Hơn từ Bạc Liêu và Tư Phát (Công Dương) của xứ Mỹ Tho. Để phân thắng bại, Hắc – Bạch công tử so tài bằng trò “đốt tiền nấu chè” vô cùng xa xỉ. Tất cả những trò chơi tiêu khiển này của hai công tử chỉ với một mục đích duy nhất đó là chiếm được tình cảm của Bảy Loan.

Khía cạnh gia đình được chú trọng

Không chỉ là câu chuyện về một nhân vật huyền thoại ăn chơi khét tiếng, phim còn là lời nhắc nhở về giá trị chân thật của cuộc sống, về cách mỗi người cần đối diện với chính mình để trưởng thành. Ba Hơn từng khẳng định rằng “Công tử Bạc Liêu đi đến đâu thì sự vui vẻ phải có ở đó”. Người đời lâu nay vẫn chỉ bàn tán về những cuộc vui xa xỉ mà Ba Hơn mang đến nhưng ít ai quan tâm lý do thực sự của những hành động đó.

Cậu Ba Hơn cũng có những tâm tư, nỗi niềm riêngCậu Ba Hơn cũng có những tâm tư, nỗi niềm riêng

Phía sau lớp vỏ hào nhoáng của cậu công tử là sự cô đơn, những khát khao vượt ra khỏi cái bóng của người cha và sự mong mỏi được khẳng định bản thân. Chính điều này tạo nên sự khác biệt, làm nổi bật chiều sâu cảm xúc và tính cách của nhân vật chính. Đồng thời, mâu thuẫn cha con giữa Ba Hơn và ông Hội đồng Lịnh cũng có nhiều đất khai thác để mang đến câu chuyện về sự khác biệt thế hệ, tình cảm gia đình cao đẹp.

Từ đó dẫn đến những nút thắt của phim và cao trào cũng xoay quanh mối quan hệ giữa 2 cha con. Tuy nhiên, những tình tiết đó vẫn còn quá nhẹ nhàng và được giải quyết nhanh gọn nên chưa đủ sức “chạm” đến cảm xúc để khán giả phải vương vấn.

Tình cảm cha con giữa Ba Hơn và ông Lịnh có vui có buồn nhưng chưa đủ sâuTình cảm cha con giữa Ba Hơn và ông Lịnh có vui có buồn nhưng chưa đủ sâu

Câu chuyện khiên cưỡng, thiếu mạch lạc

Công Tử Bạc Liêu còn mang đến một thông điệp đậm chất xã hội khi liên tục lồng ghép việc “người Việt ủng hộ người Việt” thông qua các chi tiết như bảo vệ đấu sĩ Việt hay ngân hàng đầu tiên của người Việt cho người Việt trên đất Việt. Có thể thấy, phim đang ôm đồm quá nhiều đề tài trong cùng một tác phẩm mà không có cái cốt lõi để bám vào. Do đó, từng vấn đề trở nên rời rạc như những mẫu truyện ngắn, khiến mạch phim lỏng lẻo, chưng hửng.

Công Tử Bạc Liêu có diễn biến ngắt đoạn, thiếu mạch lạcCông Tử Bạc Liêu có diễn biến ngắt đoạn, thiếu mạch lạc

Vai trò của nhân vật Tư Phát và Bảy Loan rất mờ nhạt, phần lớn những phân đoạn thú vị nhất của họ cũng đã xuất hiện trong trailer. Đồng thời diễn biến tâm lý của các nhân vật trong phim đều vội vã, chóng giận đã chóng yêu, thiếu đi động cơ để dẫn đến hành động. Lời thoại vẫn như những bộ phim Việt khác khi cường điệu không cần thiết, đôi lúc chèn những câu nói xu hướng của thời nay vào khiến phim càng như 1 vở kịch thập cẩm.

Bối cảnh trong Công Tử Bạc Liêu vẫn còn mang cảm giác phim trường nhiều hơn là đời thực. Chỉ có những cảnh quay tại một số di tích nổi tiếng như nhà Công tử Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu là tái hiện được khung cảnh những năm 30 một cách tự nhiên, hoành tráng. Trang phục áo dài của phim được đầu tư với màu sắc rực rỡ cùng kiểu dáng cách tân. Hắc công tử nổi bật với bộ vest trắng, giày Oxford da, tay đeo nhẫn vàng, chiếc mũ phớt Fedora thời thượng.

Phong cách đặc trưng của cậu Ba HơnPhong cách đặc trưng của cậu Ba Hơn

Dàn diễn viên đình đám, dễ dàng nhập vai

Song Luân đã có màn tái xuất kỳ công với vai Ba Hơn khi phải học tiếng Pháp, nhuộm da nhiều lần. Tuy nhiên, người viết vẫn cảm thấy anh chưa thật sự thoải mái với nhân vật này, đặc biệt là những phân cảnh ăn chơi trác táng trông Song Luân khá gồng gượng chứ không vui vẻ tận hưởng như những gì nhân vật phải thể hiện. Bù lại, ở những cảnh cần cảm xúc sâu lắng hay giằng xé nội tâm thì nam diễn viên đã ứng biến chân thật, tự nhiên hơn.

Dàn diễn viên thu hút của Công Tử Bạc LiêuDàn diễn viên thu hút của Công Tử Bạc Liêu

NSƯT Thành Lộc và NSƯT Hữu Châu thì không có gì để bàn cãi về diễn xuất. Cả 2 đều hóa thân vào vai diễn một cách trơn tru. Kaity Nguyễn vô cùng hợp vai tinh nghịch, nhí nhảnh và cũng không khó khăn để cô diễn vai sở trường như nhân vật cô Sáu. Công Dương và Thiên Ân như đã nói ở trên thì có ít đất diễn nên cũng không thể hiện gì quá ấn tượng.

Công Tử Bạc Liêu mang vẻ hào nhoáng bên ngoài từ bối cảnh, phục trang cho đến dàn diễn viên chất lượng. Tuy nhiên, xét về nội dung thì vẫn chưa đủ đặc sắc để khiến khán giả thỏa mãn từng giây phút trên màn ảnh rộng. Nếu bạn là người yêu thích những câu chuyện có yếu tố xưa cũ pha lẫn tình cảm gia đình, hay đơn giản là muốn trải nghiệm một tác phẩm điện ảnh giải trí đơn thuần thì Công Tử Bạc Liêu sẽ là một trong những lựa chọn thích hợp.

Bạn thấy bài viết Review Công Tử Bạc Liêu – Những giai thoại nổi tiếng được tái hiện dưới lăng kính điện ảnh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review Công Tử Bạc Liêu – Những giai thoại nổi tiếng được tái hiện dưới lăng kính điện ảnh bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review Công Tử Bạc Liêu – Những giai thoại nổi tiếng được tái hiện dưới lăng kính điện ảnh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review Công Tử Bạc Liêu – Những giai thoại nổi tiếng được tái hiện dưới lăng kính điện ảnh
Xem thêm bài viết hay:  Idol JAV Mao Sena là ai? Top code phim hay nhất của Mao Sena

Viết một bình luận