Review Cám – Khi truyện cổ tích kinh điển lột xác

Bạn đang xem: Review Cám – Khi truyện cổ tích kinh điển lột xác tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Cám, một bộ phim không thể nói là hoàn hảo nhưng đã thành công mang đến một phiên bản cổ tích kinh dị nặng đô như lời hứa. Bất chấp lối kể vẫn còn tồn tại những hạt sạn nhỏ, bộ phim vẫn ấn tượng khi có thể móc nối các nhân vật một cách tài tình.

YouTube video
Cám – Trailer chính thức

Cám – Khi Tấm, Cám đổi chỗ cho nhau

Chuyện kể tại một ngôi làng nọ, Hai Hoàng – trưởng nam nhà ông lý trưởng làng, chào đón đứa con gái thứ hai. Nhưng nó sinh ra đã mang một khuôn mặt dị hợm, khiến gia đình không biết giấu mặt vào đâu. Được đặt tên là Cám, hai vợ chồng Hai Hoàng hắt hủi đứa con ở hậu viện, không cho gặp ai.

Cám lớn lên như cỏ dại, không biết bấu víu vào đâu. Trái ngược với em, Tấm được cha và dì cho ăn trắng mặt trơn, kẻ hầu người hạ, nhưng cô vẫn không ngừng quan tâm đến đứa em gái tội nghiệp, hy vọng có thể bù đắp cho em gái. Nhưng trong ngôi nhà đầy tội lỗi này, những linh hồn vô tội như Tấm và Cám không có số phận tốt đẹp nào.

Cám sinh ra từ tinh thần mạo hiểm của đạo diễn Trần Hữu TấnCám sinh ra từ tinh thần mạo hiểm của đạo diễn Trần Hữu Tấn

Bằng một câu mở đầu cổ điển “Ngày xửa, ngày xưa…”, Cám định hình nó là một phiên bản điện ảnh cổ tích nhằm tôn vinh dị bản đã tạo cảm hứng cho nó. Song, bộ phim vẫn không quên sáng tạo để trở nên độc đáo.

Có thể nói đạo diễn Trần Hữu Tấn làm nên một dị bản Cám có lý hơn nhiều so với các dị bản trước đây nhưng vẫn không bỏ rơi những chi tiết kinh điển và đây không phải là điều dễ làm.

Cám là một góc nhìn mới vào truyện cổ tích kinh điểnCám là một góc nhìn mới vào truyện cổ tích kinh điển

Nỗ lực cải biên một truyện cổ tích lâu đời

Cám nỗ lực hướng cổ tích Tấm Cám kinh điển theo một hướng đi mới mẻ hơn, ghi dấu ấn sâu đậm với chất liệu kinh dị dân gian kết hợp với góc nhìn đa chiều. Kết quả là chúng ta được chứng kiến một bộ phim đủ dũng cảm lật đổ những quan điểm đã được củng cố từ lâu.

Điều đầu tiên phải công nhận, Cám đã vô cùng tỉ mỉ trong khâu đầu tư bối cảnh. Nét cổ kính của phim là thứ đầu tiên đập vào mắt khán giả được phụ họa đúng điệu bằng một ngôi làng phong kiến và cổ phục đương thời. Trong khi đó, các nghi thức thờ cúng giúp bộ phim bồi đắp không gian đậm chất liêu trai, nơi mà chúng ta có thể cảm nhận được sự thanh bình song song với nỗi bất an nhờ vào các nghi lễ thờ cúng bí mật quỷ quyệt.

Gây ấn tượng với chất liệu kinh dị dân gian...Gây ấn tượng với chất liệu kinh dị dân gian…

Toàn bộ các kiểu nghi lễ hiến tế, bùa chú khắc họa một hệ thống tín ngưỡng bản địa. Ngay cả tạo hình Bạch Lão – con quỷ phản diện trong phim, hiện lên công phu. Bộ phim hoàn tất sự kinh dị bằng những khung hình đẫm máu và tàn bạo. Yếu tố kinh dị ở đây vẫn dựa vào các hình ảnh khủng khiếp nhiều hơn yếu tố kinh dị tâm lý, nhưng nó vẫn hiện diện trong ánh mắt của dàn nhân vật.

Cám khác biệt với phiên bản kinh điển không chỉ với yếu tố kinh dị, mà ở chỗ nó hội tụ những bi kịch gia đình, lại cùng lúc tước đoạt các phép màu vốn là thứ an ủi người lương thiện. Trong đây có sự hiện diện của quỷ, nhưng thần thánh lại vắng mặt không cho phép sự hồi sinh liên tục màu nhiệm nào.

Màn đồ sát đẫm máu...Màn đồ sát đẫm máu…

Chi tiết ấy không phải thiếu sót, mà là kết hợp với câu chuyện để truyền tải một thông điệp rất rõ ràng. Trong Cám không có sự lương thiện mà cổ tích thường ca tụng, chỉ có luật nhân quả xuất phát từ lòng tham không đáy khiến họ tự mời mọc ma quỷ. Giờ đây, chỉ có con người phải tìm cách chống lại chính tội nghiệp họ gây ra.

Nhưng đây không chỉ là một phim chỉ hù dọa, mà là một hành trình của hai chị em mệnh khổ. Họ vùng vẫy trong số phận nghiệt ngã mà bản thân không thể kiểm soát, gánh tội nghiệt “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, cùng với đó là lòng dạ con người hiểm ác. Nên về cuối, Cám phức tạp hơn thông điệp giản đơn của phiên bản kinh điển.

Và dàn nhân vật sâu sắcVà dàn nhân vật sâu sắc

Kết hợp tính kinh điển với góc nhìn nhân đạo đặc sắc

Tiền đề ấy mở đường cho những tuyến nhân vật thật sự sâu sắc và phức tạp, với nhiều chi tiết nhấn nhá lột tả các cung bậc nội tâm mà không phụ thuộc vào lời thoại kể lể dài dòng. Khía cạnh ấy đã cho thấy đạo diễn Trần Hữu Tấn đã tiến xa thế nào kể từ thời điểm Bắc Kim Thang Rừng Thế Mạng.

Tấm, Cám, Hai Hoàng và mẹ kế thay phiên nhau lột tả mối quan hệ gia đình trong vòng xoáy số phận nghiệt ngã – nếu bạn để ý sẽ nhận ra một trong những đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam. Tuy nhiên, tính đơn giản không còn nữa. Thay vào đó là những mớ tơ vò cảm xúc yêu và hận của tình mẫu tử, phụ tử.

Trần Hữu Tấn đã mang đến cho Cám một góc nhìn nhân vănTrần Hữu Tấn đã mang đến cho Cám một góc nhìn nhân văn

Cám không đứng về phía ai cả, mà phim tạo không gian cho người cha như Hai Hoàng giằng xé giữa bảo vệ hai con gái và lợi ích gia tộc, gánh nghiệp báo mà ông không hề tạo ra. Tấm lương thiện nhưng không phải hình mẫu thánh mẫu, thương em cách mấy cô cũng không muốn thay vị trí em gái.

Bản thân Cám mắc kẹt giữa khao khát yêu thương và thù ghét những kẻ đã tệ hại với cô là điều dễ hiểu. Ngay cả mẹ kế cũng có nỗi khổ riêng giữa bảo vệ đứa con đến thù ghét nó. Ngay cả hai nhân vật là Bờm và đặc biệt là Hoàng Tử, nhân vật vốn vô cùng mờ nhạt cũng có vai trò trọng yếu.

và đồng cảm với những gì họ trải quavà đồng cảm với những gì họ trải qua

Cám vẽ nên một bức tranh phức tạp về tình thân và xã hội. Trong đó, người xem vừa có thể hiểu được nỗi khổ của người cha, người mẹ, vừa có thể hiểu được động cơ hắc hóa của một nhân vật tốt bụng. Nhưng sau tất cả, họ vẫn là những hình mẫu bi kịch. Đó là vùng xám phức tạp trần trụi mà cổ tích không đề cập đến.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn hoàn toàn có thể cắt bỏ những chi tiết cổ điển trong cổ tích, nhưng cuối cùng vẫn chọn cách giản lược và để chúng xuất hiện đúng chỗ, kết hợp với những chi tiết thêu dệt mới hơn. Chúng ta có một câu chuyện điện ảnh vừa có thể tôn vinh bản gốc mà vẫn có không gian cho sáng tạo.

Song, Cám vẫn còn bị kéo lùi bởi những hạt sạnSong, Cám vẫn còn bị kéo lùi bởi những hạt sạn

Kịch bản đã có thể làm tốt hơn

Mọi thứ trong phim Cám đều được thực hiện vô cùng chỉn chu về mặt hình ảnh và kỹ thuật điện ảnh, đó là điều khán giả đã được thưởng thức tại rạp phải công nhận. Nhưng xét trên tổng thể, Cám vẫn để lại nhiều bỏ ngỏ và nuối tiếc cho người xem khi rời rạp bởi nhiều chi tiết chưa được giải quyết thoả đáng. 

Kịch bản của phim điện ảnh Cám đã có phần trau chuốt hơn nhờ việc xây dựng các nhân vật có chiều sâu tâm lý và cú twist hợp lý có thể giải thích được sự chuyển biến của kẻ “phản diện”. Tuy nhiên, vì còn tham lam tình tiết từ truyện cổ để đưa lên màn ảnh, nhiều chi tiết hiện lên trong phim chỉ để phục vụ mục đích tăng thêm phần ghê rợn nhưng lại không mang đến ý nghĩa cho câu chuyện chính của phim.

Cám vẫn để lại nhiều bỏ ngỏ và nuối tiếc cho người xem khi rời rạpCám vẫn để lại nhiều bỏ ngỏ và nuối tiếc cho người xem khi rời rạp

Bên cạnh đó, cái kết của phim lại phạm điều tối kỵ của điện ảnh (show, don’t tell) khi dùng tranh minh hoạ và lời kể để kết thúc bộ phim. Chính điều này gây nên tranh cãi giữa các bộ phận khán giả. Cái kết chóng vánh có thể gây mất cảm tình với những gì phim đã cố gắng xây dựng trước đó.

Hoặc chính cái kết này sẽ mở ra nhiều góc nhìn cho người xem về một thế giới cổ tích ở phiên bản trưởng thành và có phần đen tối hơn, nơi không chỉ có thiện – ác, trắng – đen, tốt – xấu mà còn là lằn ranh giới mỏng manh ở giữa chất chứa nhiều thứ khác.   

Cám sẽ là món ăn mới lạ cho khán giả yêu thích kinh dị Việt NamCám sẽ là món ăn mới lạ cho khán giả yêu thích kinh dị Việt Nam

Rốt cuộc, vẫn là thử thách của một câu chuyện tham vọng thử nghiệm nhiều cái mới cùng lúc khiến phim chưa thể bộc lộ hết tiềm năng đáng có. Tuy là thế, Cám là một bộ phim khá và một trải nghiệm nên có ngoài rạp, hoàn toàn có thể làm món ăn mới lạ cho khán giả yêu thích kinh dị Việt Nam.

Phim Cám đã thắp lên một tín hiệu khả quan. Đây là một bộ phim được xây dựng tâm huyết và tỉ mỉ. Luôn đi tìm nguồn cảm hứng mới mẻ mới có thể giữ lửa cho điện ảnh kinh dị Việt Nam. Nên người viết vẫn hoan nghênh cho sự dấn thân vì cái mới đằng sau bộ phim này.

 

Bạn thấy bài viết Review Cám – Khi truyện cổ tích kinh điển lột xác có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review Cám – Khi truyện cổ tích kinh điển lột xác bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review Cám – Khi truyện cổ tích kinh điển lột xác của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review Cám - Khi truyện cổ tích kinh điển lột xác
Xem thêm bài viết hay:  [Review] Đảo Tội Ác

Viết một bình luận