Review An Lạc (Kan Kaung) – Phim chữa lành mà không lành lắm

Bạn đang xem: Review An Lạc (Kan Kaung) – Phim chữa lành mà không lành lắm tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Những năm gần đây, dòng phim “chữa lành” (healing) đang dần lên ngôi cả ở địa hạt điện ảnh lẫn truyền hình. Có lẽ vì cuộc sống hiện đại ngày một mệt mỏi, bộn bề nên con người ta có xu hướng muốn tìm kiếm sự hồi phục, hàn gắn về cảm xúc, tâm hồn. Và An Lạc, lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về mối duyên của một nhà sư và chú chó chính là một phim như vậy.

An Lạc là bộ phim thuộc thể loại chữa lành của MyanmarAn Lạc là bộ phim thuộc thể loại chữa lành của Myanmar

Một bộ phim đến từ đất nước Myanmar

Những năm gần đây nhắc đến Myanmar là người ta nhớ đến chiến tranh, loạn lạc. Kể từ năm 2021, sau cuộc đảo chính của quân đội tình trạng đói nghèo tại quốc gia này ngày càng trầm trọng. Myanmar từng là nước xuất khẩu gạo, đậu và trái cây. Vậy mà giờ đây lại phải đối mặt với đói nghèo.

Đến thời điểm hiện tại thì các cuộc xung đột giữa các nhóm nổi dậy và quân đội vẫn hết sức dữ dội, biểu tình diễn ra ở nhiều nơi. Thậm chí Paing Takhon (diễn viên đóng vai nhà sư Shin Sanda trong An Lạc) còn từng bị kết án 3 năm tù khổ sai vì ủng hộ phong trào chống chính quyền vào năm 2021. Khoảng 100 người nổi tiếng khác cũng có tên trong danh sách truy nã.

Nam diễn viên chính của An Lạc cũng từng bị kết án vì lý do chính trịNam diễn viên chính của An Lạc cũng từng bị kết án vì lý do chính trị

Với 80% dân số theo đạo phật, cùng tình hình chính trị phức tạp như thế không khó hiểu vì sao một phim như An Lạc lại thắng lớn trong lễ trao giải Myanmar Film Excellence Award Ceremony. Phim giành được các giải thưởng quan trọng như: Phim hay nhất (Best Film), Quay phim xuất sắc nhất (Best Cinematography) và Nhạc phim hay nhất (Best Movie Music).

Tại SEA International Film Festival 2024 An Lạc cũng đem về 3 giải thưởng Nhà sản xuất xuất sắc (Best Producer Award), Đạo diễn xuất sắc (Best Director Award) và (Diễn viên xuất sắc (Best Actor Award).

An Lạc là một trong những phim Myanmar nổi bật nhất thời gian gần đâyAn Lạc là một trong những phim Myanmar nổi bật nhất thời gian gần đây

Câu chuyện về nhà sư và chú chó

Chuyện phim xoay quanh mối nhân duyên của nhà sư trẻ tuổi Shin Sanda (Paing Takhon) và chú chó. Sư thầy Shin Sanda trong một lần đi khất thực đã cứu giúp một chú chó hoang bị dân làng xua đuổi. Đó là thời buổi đói kém tại Myanmar, người còn không đủ ăn nên người ta cũng không mặn mà lắm với việc nuôi chó. Những anh chị em của chú chó không ai sống nổi, đến khi gặp nhà sư thì nó là con duy nhất còn sống trong bầy.

Sau lần được cho ăn, chú chó trở nên thân thiết đặc biệt với sư thầy, tự nguyện đi đến chùa nương nhờ. Nhà sư Shin Sanda cũng có tình cảm với nó và đặt cho nó cái tên An Lạc với mong muốn cuộc đời sau này của nó bình yên, vui vẻ.

An Lạc và sư thầy có mối liên kết đặc biệtAn Lạc và sư thầy có mối liên kết đặc biệt

Dần đi về quá khứ của sư thầy Shin Sanda người ta thấy điểm tương đồng với chú chó An Lạc. Cuộc đời của thầy khá đặc biệt, và dường như số phận như chỉ đường dẫn lối cho thầy đến nương nhờ cửa phật.

Mối liên kết đặc biệt giữa nhà sư và chú chó An Lạc ngày càng trở nên sâu sắc hơn. An Lạc quậy phá, nghịch ngợm chỉ nghe lời thầy Shin Sanda. Sư thầy là tất cả đối với nó. Cũng như nó là người bạn tâm giao mà thầy trân trọng nhất.

Bộ phim thấm đẫm triết lý Phật họcBộ phim thấm đẫm triết lý Phật học

Nhưng biến cố chợt ập đến với nhà sư Shin Sanda. Và nó có khả năng khiến cho mối liên kết đặc biệt đó bị phá vỡ. Liệu sư thầy và chú chó An Lạc có vượt qua được điều đó hay không?

Hachiko bản Myanmar?

Hachiko là bộ phim nổi tiếng nhất về tình cảm giữa người và chó. Cũng được lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật. Xoay quanh chú chó Hachi và chủ nhân – một giáo sư đại học.

Giáo sư không có người thân và coi Hachi như người trong gia đình. Hàng ngày Hachi đưa giáo sư ra ga tàu đi làm, đến chiều chú lại ra ga đợi chủ về. Một ngày, giáo sư lên cơn đau tim rồi qua đời, ông mãi mãi không về nhà nữa. Dù được người khác nhận nuôi, chăm sóc tốt Hachi vẫn ngày ngày ra ga tàu chờ giáo sư. Ròng rã 10 năm trời, cho đến khi nó không còn nữa.

Cốt truyện của An Lạc dễ làm người ta liên tưởng đến phim Hachiko nổi tiếngCốt truyện của An Lạc dễ làm người ta liên tưởng đến phim Hachiko nổi tiếng

Vì quá nổi tiếng, nên cứ phim về người và chó người ta dễ liên tưởng đến Hachiko. Và dù câu chuyện trong An Lạc là có thật, nó cũng từa tựa Hachiko vậy, đặc biệt là đoạn sau phim. Chỉ khác một điều phim có yếu tố phật giáo, lồng ghép nhiều triết lý nhà Phật và bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Myanmar.

Nhưng những triết lý nhà Phật trong phim có phần quá lộ, diễn giải lại dài dòng. Và như sợ khán giả không hiểu những điều mình muốn nói, đạo diễn cho các nhân vật phụ, quần chúng lặp đi lặp lại một chủ đề, hết người này đến người khác.

Bộ phim có cách kể chuyện dài dòng, rườm ràBộ phim có cách kể chuyện dài dòng, rườm rà

Ví dụ như mối liên kết đặc biệt giữa nhà sư Shin Sanda và An Lạc là điều ai cũng thấy xuyên suốt cả phim. Nhưng chắc sợ khán giả quên, hết người này đến người khác nhắc đến điều này. Từ chính nhà sư Shin Sanda, chủ trì chùa, người dân trong làng, đến cả vị khách đến chùa tá túc ở đầu phim. Chỉ có An Lạc không biết nói nên không nói được điều này mà thôi.

Đã thế tình tiết cuối phim lại được xây dựng khá sến, khóc quá nhiều, nói lại càng nhiều hơn nữa. Nên đến gần kết thúc phim khán giả trở nên mệt mỏi, chai lì về cảm xúc dù đó là một bi kịch đau lòng.

Dù có câu chuyện cảm động, nhưng An Lạc vẫn mang đến cảm giác lê thê, mệt mỏiDù có câu chuyện cảm động, nhưng An Lạc vẫn mang đến cảm giác lê thê, mệt mỏi

May mắn là phim đẹp, với những khung cảnh đất trời bình yên. Đất nước Myanmar hiện lên đẹp đẽ mà bình dị với thiên nhiên tươi xanh, con người đáng mến, lương thiện, có niềm tin sâu sắc vào những triết lý nhà Phật. Tuy nhiên, những điểm đó cũng không thể cứu vớt một bộ phim lê thê, mệt mỏi với 132 phút dài đằng đẵng.

An Lạc (Kan Kaung) sẽ hay hơn nhiều nếu phim được làm với thời lượng ngắn gọn, tiết chế phần thoại hơn. Bởi câu chuyện của phim khá cảm động, bối cảnh cũng độc đáo, mang đậm yếu tố bản địa. Có lẽ phim nên học hỏi Little Forest – một phim chữa lành rất nổi tiếng của Nhật. Không có bất cứ yếu tố drama nào, cực kỳ ít thoại, vậy mà vẫn thể hiện rõ mối quan hệ kỳ diệu của con người với thiên nhiên, cũng như đề cao lối sống hài hòa với tự nhiên.

Bạn thấy bài viết Review An Lạc (Kan Kaung) – Phim chữa lành mà không lành lắm có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review An Lạc (Kan Kaung) – Phim chữa lành mà không lành lắm bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review An Lạc (Kan Kaung) – Phim chữa lành mà không lành lắm của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review An Lạc (Kan Kaung) – Phim chữa lành mà không lành lắm
Xem thêm bài viết hay:  Review Bridgerton mùa 3 (Netflix) phần 2 – Drama chồng chất drama

Viết một bình luận