Quốc hoa của các Nước trên thế giới là gì? Ý nghĩa của chúng

Bạn đang xem: Quốc hoa của các Nước trên thế giới là gì? Ý nghĩa của chúng tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Giống như quốc kỳ, quốc ca, mỗi nước trên Thế giới sẽ chọn ra cho mình một loài hoa biểu tượng duy nhất để làm quốc hoa. Đó phải là loài hoa tiêu biểu, đại diện cho nét riêng trong văn hóa, dân tộc của nước đó. Một số quốc hoa đã có nguồn gốc từ hàng thiên niên kỷ trước. Hãy cùng tìm hiểu những quốc hoa của các Nước trên thế giới và ý nghĩa của nó ở bài viết dưới đây.

Khái niệm Quốc hoa là gì?

Quốc hoa được hiểu là một loài hoa biểu trưng của một quốc gia. Loài hoa này mang những vẻ đẹp riêng, đặc trưng cho nền văn hóa, dân tộc của nước đó. Ngoài ra, quốc hoa được lựa chọn phải bao hàm những ý nghĩa thiêng liêng về mặt tâm linh ở mỗi quốc gia.

Khác với những loài hoa thông thường, mỗi loài quốc hoa mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Người ta khi nhìn thấy loại hoa này sẽ hiểu được những nét đặc trưng, lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của quốc gia đó. Nhắc đến loài hoa ấy, chúng ta có thể liên tưởng đến vẻ đẹp của con người và sự độc đáo của dân tộc.

Mỗi quốc gia sẽ có một loại quốc hoa riêng biệt, có nguồn gốc từ hàng nghìn năm trước đây. Sau quá trình thăm dò dư luận, chính phủ của các quốc gia sẽ đưa ra quốc hoa đặc trưng của nước mình. Vì thế quốc hoa thường được biết đến như “sứ giả văn hóa” của đất nước.

Điểm mặt quốc hoa của các nước và ý nghĩa

Quốc hoa Việt Nam – Hoa sen

Cho đến nay, có quốc gia lựa chọn hoa Sen là quốc hoa bao gồm Ấn Độ, Xri Lan- ka và cả Việt Nam. Mặc dù, hoa Sen vẫn chưa được chính thức công nhận là Quốc hoa, nhưng đã được niêm yết vào danh mục những loài quốc hoa của các nước trên Thế giới. 

quốc hoa của các nướcHoa Sen hồng mang những nét đặc trưng về văn hóa, con người Việt Nam

Qua việc nghiên cứu về Quốc hoa của các nước, điều tra khảo sát ý kiến của các nhà khoa học, văn hóa, nhà quản lý và cả dư luận về Quốc hoa, việc chọn lựa quốc hoa phải là loài hoa thể hiện được nhiều tiêu chí về đặc trưng, vẻ đẹp của dân tộc nhất. 

Trước hết, đó là một loài hoa có nguồn gốc và gắn bó lâu đời với con người Việt Nam. Quốc hoa cần thể hiện được bản sắc văn hóa, cốt cách và tinh thần của con người Việt Nam. Quan trọng, quốc gia là loài hoa đó được đông đảo nhân dân Việt Nam yêu thích, sử dụng và tôn vinh.

Ngay từ năm 2012, Bộ VH – TT và DL đã trình văn bản lên Thủ tướng Chính Phủ, xem xét và phê duyệt đề án lựa chọn “Quốc hoa của Việt Nam”. Trong danh mục đề cử, hoa sen là loại hoa được đa số người dân Việt Nam bình chọn xứng đáng được tôn vinh là Quốc hoa của Việt Nam.

Theo PGS.TS Dương Văn Sáu (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội) cho biết, mặc dù đến nay vẫn chưa công bố chính xác Quốc hoa của Việt Nam, nhưng từ lâu hoa sen đã được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp con người Việt Nam. Hoa sen là loài có nhiều đặc tính ưu việt nổi trội về hương sắc, sức sống mãnh liệt, tính ứng dụng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Biểu tượng hoa sen  thanh cao, giản dị nhưng cũng rất kiên cường, bất khuất.

Hoa Sen – quốc hoa Việt Nam từ lâu đã xuất hiện trong nhiều trong văn thơ, truyền thuyết, lễ hội hay trong nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam. Hơn thế, hoa Sen còn có hình thức và màu sắc đặc biệt, có giá trị sử dụng cao và mang lại nhiều lợi ích trong đời sống, kinh tế – xã hội. Trong văn học đã có câu tục ngữ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” quả thực đứng với hoa sen cả nghĩa đen và nghĩa bóng. 

Hoa Sen chính là biểu tượng cho bản sắc văn hóa, lịch sử lâu đời và cốt cách con người Việt Nam, được người dân Việt tôn vinh như Quốc hoa của dân tộc. Đối với mọi người dân đất Việt, hoa sen là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng, có ý nghĩa đặc biệt gắn liền với nền văn hóa dân tộc – nền văn minh lúa nước. 

Từ Bắc tới Nam, từ thành thị đến nông thôn, hoa Sen có mặt khắp mọi nơi, thân thiết, gần gũi với con người như cây tre, cây lúa. Nếu như ở miền Bắc, hoa Sen sẽ đua nở vào mùa hè, thì với miền Nam, hoa sen khoa sắc thắm quanh năm. Hoa sen còn là nguồn thực phẩm cho con người, gần như mọi bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc, thức ăn…

Không những thế, hoa sen là loài hoa đặc trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, cao sang và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Dù chỉ là loài hoa mọc trong những đầm lầy, vũng bùn, hoa sen vẫn vươn lên đón ánh mặt trời để đua nở. Sen chính là biểu tượng cho sự thích nghi, thân thiện, chân chất và tinh thần kiên cường, bất khuất trong mọi hoàn cảnh của con người Việt Nam. 

Quốc hoa của Nhật Bản – Hoa Cúc

Khi nhắc đến Nhật Bản, nhiều người sẽ nhớ ngay đến đất nước được mệnh danh là “xứ sở hoa anh đào”. Vì thế, họ lầm tưởng rằng hoa Anh Đào chính là quốc hoa Nhật Bản. Nhưng thật bất ngờ, loài hoa được xem là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, được lựa chọn là quốc hoa của đất nước Nhật Bản lại là hoa Cúc.

Hoa Cúc được biết đến là biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Bên cạnh đó, hình tượng hoa Cúc là biểu tượng của sự đầy đặn, phúc hậu và mang bản chất cốt cách tốt đẹp. Người dân Nhật Bản tôn vinh loài hoa này, họ mong muốn quốc gia quả mình sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu, luôn lớn mạnh từng ngày. Không những thế, hoa Cúc thể hiện vẻ đẹp của con người Nhật Bản, thanh cao, hiền lành. Vì vậy, từ lâu hoa Cúc đã được xem là loài hoa đại diện cho quốc hồn của người dân đất nước mặt trời mọc.

quốc hoa của các nướcQuốc hoa Nhật Bản thường xuất hiện trong các lễ nghi, văn hóa truyền thống

Hoa Cúc có mặt ở khắp nơi trên đất Nhật, đặc biệt trong những đền thờ, lễ nghi văn hóa truyền thống của đất nước này. Ngoài ra, trong hoa văn của quốc phục Nhật Bản – áo Kimono, hoa cúc cũng được biến tấu trở thành một tổng thể độc đáo, tuyệt đẹp. Thậm chí trong cả ẩm thực, hoa Cúc cũng là nguồn cảm hứng của nhiều món ắc, thức uống như trà hoa Cúc,…

Hoa Cúc đã được du nhập vào Nhật Bản cách đây hơn 1000 năm. Đây là loài hoa đại diện cho Hoàng gia Nhật Bản, biểu trưng cho sự đầy đặn và trường tồn vĩnh cửu. Hình ảnh hoa Cúc còn xuất hiện trong huy hiệu của Hoàng gia. Đó là huy hiệu Cúc Văn, đã được Thiên hoàng và các thành viên hoàng thất sử dụng từ lâu đời, đến năm 1867 chính thức trở thành quốc huy của đất nước Nhật Bản. 

Huy hiệu của Hoàng gia là một hình hoa cúc vàng 16 cánh được sắp xếp xen kẽ, được vẽ dưới dạng những vân tròn. Hình tượng hoa cúc 16 cánh mang nhiều ý nghĩ đặc biệt, có nét tương tự như mặt trời chiếu sáng. Điều này khiến chúng ta nhớ đến một mệnh danh khác của Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc.

Quốc hoa Trung Quốc – Hoa Mẫu Đơn

Hoa Mẫu Đơn là loài hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây tạng, được mệnh danh là “chúa của muôn loài hoa”, quốc hoa của Trung Quốc. Loài hoa này đã được con người tìm thấy từ rất sớm. Hoa mẫu đơn là biểu tượng cho sự vương giả, thịnh vượng và giàu có cho tầng lớp quý tộc Trung Hoa thời xưa. Họ cho rằng hoa Mẫu Đơn chính là mẹ của tất cả các loài hoa.

Năm 1994, dựa theo kết quả của cuộc khảo sát người dân về loài hoa mang biểu tượng cho đất nước, nhân dân Trung Quốc đã lựa chọn hoa Mẫu Đơn là quốc hoa của nước mình. Vượt qua nhiều đối thủ “nặng ký” như hoa Mận, hoa Lan, hoa Sen,… hoa Mẫu Đơn đã đạt nhiều tiêu chí, mang nhiều vẻ đẹp đặc trưng của văn hóa, dân tộc Trung Hoa.

quốc hoa của các nướcHoa Mẫu Đơn được mệnh danh là “Chúa của những loài hoa”

Hoa Mẫu Đơn tượng trưng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, giàu sang, con cháu đông đủ. Xét theo ngôn ngữ phương Tây, loài hoa này mang nhiều đặc tính y học tuyệt vời. Mẫu đơn được xem như một loài thảo dược quý, vừa có khả năng chữa bệnh, vừa mang ý nghĩa dịu dàng, e lệ.

Từ xa xưa, loài hoa này được xem là quốc sắc thiên hương, từng rất được co trọng trong thời phong kiến trước đây, chỉ những người trong giới quý tộc mới sở hữu được. Cũng trong thời kỳ này, hoa Mẫu đơn được nhiều nhà thơ văn ưu ái, ca tụng trong nhiều bài văn thơ, nhạc và cả tranh vẽ.

Về phong tục của người dân Trung Quốc, người ta quan niệm rằng khi treo một bức tranh hoa Mẫu Đơn màu hồng hoặc màu đỏ trong nhà, điều này như báo hiệu trong gia đình đó có những cô gái trẻ đang độ tuổi xuân thì. Ngoài ra còn rất nhiều giai thoại khác về loài hoa Mẫu đơn. Có thể kể đến câu chuyện về nàng tiên Bạch Mẫu Đơn giỏi về nghệ thuật tình ái, hay câu chuyện về Dương Quý Phi, một người có sắc đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” đã trang trí hoa Mẫu đơn khắp phòng để thu hút vua Đường Minh Hoàng.

Sau khi chế độ phong kiến sụp đổ, hoa Mẫu Đơn mới được xuất hiện phổ biến trong cuộc sống người dân. Đến nay, loài hoa này là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm nghệ thuật như tranh thêu, gốm sứ hoặc các công trình văn hóa của Trung Quốc. Bên cạnh đó, hoa Mẫu Đơn được áp dụng nhiều trong y học để giảm đau, điều trị bỏng, làm giảm huyết áp, chữa vàng da. dị ứng hay giúp trẻ nhanh mọc răng,… Hạt của hoa còn được sử dụng như một loại gia vị món ăn.

Quốc hoa của Hàn Quốc – Hoa Mugung

Hoa Mugung là loài hoa xuất hiện ở xứ sở kim chi từ rất lâu trong lịch sử, người Hàn đã đặt tên là “Cẩm Hoa Chi Hương” hoặc “Cẩm Hoa Hương”. Cái tên này gắn liền với đất nước Hà lúc bấy giờ, có nghĩa là “đất nước của Hoa Mugung”. Có thể thấy rằng, từ lâu người dân Hàn đã rất coi trọng loài hoa này.

Hoa Mugung thuộc họ hoa hồng Sharon, tên khoa học của nó là Hibiscus syriacus. Vậy nên, hầu hết bông hoa Mugung thường có màu hồng. Đây là loài hoa có sức sống rất dẻo dai và mãnh liệt. Khi một bông hoa tàn và rụng xuống thì một bông hoa mới sẽ tiếp tục nở rộ. Chính vì thế, hoa Mugung mang biểu tượng của tinh thần bất khuất, kiên cường.

quốc hoa của các nướcQuốc hoa Mugung mang nhiều ý nghĩa đặc trưng về vẻ đẹp của người dân Hàn

Với vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng, trong trẻo, người ta sẽ liên tưởng ngay đến tính cách của con người Hàn Quốc. Tiếp theo, hoa Mugung thường mọc ở những nơi khắc nghiệt như khe đá, dọc bờ suối và nối tiếp nhau nở hết bông này đến bông khác. Điều này tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, bất khuất của con người Hàn Quốc.

Quốc hoa Hàn Quốc không chỉ mang ý nghĩa về vẻ đẹp đặc trưng của văn hóa dân tộc, loài hoa này còn được biết đến với nhiều công dung khác nhau như làm thuốc trong y học, ẩm thực,…

Theo ghi chép lâu đời nhất về loài hoa Mugung trong cuốn “Sơn Hải Kinh”, ở nước quân tử có quân hoa thảo, sáng nở tối lại tàn. Ở đây, “nước quân tử” được hiểu là Hàn Quốc, “quân thảo hoa” chỉ hoa Mugung. Ngay từ thời cổ đại, hoa Mugung đã được xem là loài hoa đặc trưng cho Hàn quốc, là biểu tượng của tinh thần dân tộc Hàn.

Tình yêu của người dân Hàn Quốc dành cho loài hoa này đã được thể hiện rõ nét trong nhiều câu văn, bài hát. Có thể kể đến câu hát mở đầu đoạn điệp khúc trong quốc ca Đại Hàn Dân Quốc, “Hoa Mugung, nở ngàn dặm trên những ngọn núi, bên những dòng sông tươi đẹp”. Không những thế, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Hàn đều sử dụng hình tượng hoa Mugung làm biểu tượng. Việc cắm quốc kỳ cũng được quy định xếp theo hình dáng của nụ hoa Mugung. 

Quốc hoa Pháp – Hoa Iris

Nhắc đến đất nước Pháp, người ta sẽ nghĩ đến sự lãng mạn và tình yêu của con người nơi đây. Không những thế, nhiều người còn nhớ đến hoa Iris – quốc hoa của Pháp.

Hoa Iris còn có tên gọi khác là hoa Diên Vĩ, đây là loài hoa mang tên của một nữ thần Hy Lạp. Nữ thần Iris là tín sứ của thần Zeus – vị thần sấm tối cao đỉnh Olympus. Thần Iris có nhiệm vụ đem thông điệp của các vị thần linh xuống cho nhân loại bằng vòng cung cầu vồng. Điều này ngụ ý rằng loài hoa Diên Vỹ chính là sứ giả mang đến điều lành cho con người.

quốc hoa của các nướcHoa Iris (hoa Diên Vỹ) thường sinh trưởng ở những nơi có khí hậu ôn hòa

Hoa Iris được tìm thấy ở các sa mạc, đầm lầy và cả những miền lạnh giá. Tuy nhiên nhiều nhất vẫn là vùng có khí hậu ôn hòa. Đây là loài cây có thân thảo vươn cao, lá hình lưỡi kiếm, bông hoa to với màu chủ đạo là màu tím. Ba cánh hoa cùng ba đài rũ xuống đại diện cho lòng trung thành, sự khôn ngoan và tinh thần dũng cảm của con người Pháp.

Tương truyền rằng, khi nhà vua Louis thực hiện lễ rửa tội, Thượng đế đã ban cho ông một món quà, đó là những bông hoa Iris. Loài hoa lạ này có vẻ đẹp thuần khiết, hình dáng giống như cánh chim, vì vậy đây được xem là biểu tượng của thánh linh. Những bông hoa tượng trưng niềm tin, trí tuệ và sự bình yên, lãng mạn trong tâm hồn của con người Pháp.

Loài hoa Diên Vỹ cũng là biểu tượng của Hoàng gia và sự che chở của thần thánh. Vì thế, từ xa xưa, vua chúa Pháp đã dùng loài hoa này làm biểu tượng hoàng gia, được cách điệu với tên gọi “Fleur-de-lis”. Biểu tượng hoa Iris được xem là quốc hoa của Pháp từ những năm thế kỷ 13. Lúc này, Hoàng gia Pháp sử dụng biểu tượng hoa để trang trí trên áo choàng, đồ vật trong cung điện và cả trên các bức tường với ý nghĩa của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống. 

Đối với người Pháp, hoa Iris mang một sức hút khó tả khiến nhiều người ngưỡng mộ. Quốc hoa Pháp thật xinh đẹp, được coi là sứ giả mang tới cho con người hòa bình. Bên cạnh vẻ đẹp kiêu sa đó, hoa Iris còn có giá trị cao trong ngành công nghiệp nước hoa khi được dùng để chiết xuất hương liệu, làm nên nhiều loại nước hoa cao cấp mang thương hiệu nước Pháp. Ngoài ra, hoa Diên Vỹ có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh trong y học.

Quốc hoa của Thái Lan – Hoa Muồng Hoàng Yến

Quốc hoa của xứ sở chùa vàng – Thái Lan chính là hoa Ratchaphruek (Muồng Hoàng Yến, hay còn gọi là hoa Bọ Cạp). Đây là loài hoa có màu vàng đặc trưng, nở thành từng chùm rực rỡ. Hoa Muồng Hoàng Yến là một loài hoa thân gỗ, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Thường những cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10 đến 20 mét, đường kính thân cây to khoảng 40cm. 

Các chùm hoa khi nở vàng cả một góc trời, cành hoa rủ xuống, phần cánh hoa hình bầu dục, có lông mềm và mượt. Cây hoa này có ra quả có hình trụ, bên trong nhiều hạt, nhưng lưu ý hạt có chất độc không nên ăn. Cây Muồng Hoàng Yến được biết đến là loài cây có sức sống cực mãnh liệt, khả năng chịu nhiệt và thoát nước tốt.

quốc hoa của các nướcHoa Muồng Hoàng Yến được trồng khắp nơi trên đất Thái

Loài hoa này thường ra bông vào những ngày cuối tháng 3, khi trời đất có sự chuyển giao mùa từ sự dịu nhẹ, ấm áp của của mùa xuân sang cái nắng gay gắt của mùa hè. Hoa Muồng Hoàng Yến là một trong những loài hoa đẹp, thường được trồng trong khuôn viên của công sở, các khu đô thị hoặc hai bên đường ở khắp nơi trên đất Thái. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loài hoa ở khắp nơi khi đến thăm đất nước Thái Lan.

Sở dĩ, loài hoa này được lựa chọn là quốc hoa Thái Lan bởi màu sắc, và đặc tính của cây. Người Thái cho rằng, màu vàng của hoa là biểu tượng cho Phật Giáo, sự may mắn, sung túc và giàu sang. Thêm vào đó, loài cây này rất dễ trồng, dễ sinh trưởng và phát triển nhanh, hoa thường nở theo từng chùm lớn, tượng trưng cho sự bền bỉ, đoàn kết và hòa hợp của người dân Thái.

Không những thế, hoa Muồng Hoàng Yến là loài hoa tượng trưng cho phong thái của Hoàng gia, mang nhiều nét đặc sắc của tầng lớp quý tộc xưa. Vì thế, từ rất lâu trước đây, hoa Muồng Hoàng Yến đã được chọn làm quốc hoa của Thái Lan, được người dân kính trọng.

Hoa Muồng Hoàng Yến không những được sử dụng để trang trí, làm đẹp, nó còn dùng làm cây cảnh, lấy gỗ để xây dựng nhà ở, sân vườn. Ngoài ra, nền y học phát triển đã tìm thấy trong loài hoa này có các hoạt chất sử dụng để chữa trị nhiều căn bệnh như ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, làm chất chống oxy hóa,…

Quốc hoa của Lào – Hoa Đại (hoa Champa)

Quốc hoa của nước Lào đồng thời cũng là biểu tượng chính thức của CHDCND Lào là hoa Đại (Dok Champa). Hoa đại có màu trắng tinh khiết, mùi hương thơm thanh nhã, hương sắc hoa cùng kết hợp tạo nên tổng thể làm say đắm lòng người. Điều này được thể trong câu hát trong dân ca Lào “Ngạt ngào hương thơm, vấn vương trong lòng, sắc hoa đẹp mãi. Hương thơm ngát làm tôi trăm nhớ ngàn thương bóng ai đó thầm yêu”. 

quốc hoa của các nướcQuốc hoa của Lao có màu trắng tinh khôi, mùi hương ngọt thanh nhã

Đối với nhân dân Lào, hoa Đại là đại diện của sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống. Loài hoa này thường được dùng để trang trí trong các nghi lễ, kết thành vòng hoa để chào đón khách. Đây là loài hoa được trồng phổ biến khắp nơi trên lãnh thổ Lào, đặc biệt gần khu vực chùa chiền, tu viện. Khi đến thăm đất nước Lào, du khách sẽ được thả hồn vào những con đường hoa với hương thơm nhè nhẹ, cánh hoa trắng muốt với làn gió và nắng của đất Lào.

Ở đất nước Lào, hoa Đại được xem là loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ những ý nghĩa triết học, nhân sinh cao quý. Hoa Champa có 5 cánh hoa, sắp xếp san sát nhau, thể hiện sự đoàn kết của dân tộc Lào… Bên cạnh đó, hoa đại mang nhiều ý nghĩa về đạo lý nhà Phật, chính là tính cách đôn hậu, thương người, hiền hòa của những người con xứ Champa.

Quốc hoa Lào còn thể hiện sự trong trắng, thuần khiết về tâm hồn của con người Lào. Khi tết Bunpimay đến, người Lào thường kết thành các vòng hoa Champa đeo cổ, cài lên tóc để cầu mong sự may mắn, bình an đến với mình trước thềm năm mới. Những vị khách đến chơi trong dịp tết này sẽ được chủ nhà thân mật cài bông hoa lên ngực áo, đeo sợi chỉ xanh đỏ vào cổ tay để chúc may mắn. 

Màu trắng cùng hương thơm dịu nhẹ của hoa còn được người dân ví như mối tình trong sáng, thuần khiết của những đôi trai gái. Trong truyền thống, những đôi yêu nhau sẽ thường trao cho nhau những bông hoa Champa để biểu thị tình yêu mãnh liệt, chân thành, thủy chung của mình. Và khi bài hát “Hoa đẹp Champa” cất lên, các đôi nam nữ Lào sẽ nhảy điệu múa Lăm-vông bằng đôi chân nhịp nhàng, đôi tay dẻo và ánh mắt dịu dàng.

Quốc hoa của Mỹ – Hoa Hồng

Từ trước đến nay, có rất nhiều quốc gia đã lựa chọn hoa Hồng là quốc hoa cho nước mình. Lý do hoa hồng trở thành quốc hoa của các nước này chính là nhờ sự kiêu sa, diễm lệ của “nữ hoàng các loài hoa”, giúp loài hoa này trở thành biểu tượng của nhiều nước trên thế giới. Có thể kể đến như Mỹ, Anh đến một số quốc gia vùng Vịnh như Iraq, Maldives, đảo Síp, Ecuador, Morocco,…

quốc hoa của các nướcHoa Hồng tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, thủy chung và mãnh liệt

Đối với nước Mỹ, quốc hoa của họ mang ý nghĩa là biểu trưng cho cuộc sống, tình yêu và sự tận tụy cũng như sắc đẹp và sự vĩnh cửu. Hoa Hồng được công nhận chính thức là quốc hoa Mỹ vào ngày 20/11/1986. Hoa hồng có rất nhiều màu sắc khác nhau, nhưng hoa hồng đỏ là loại được lựa chọn làm biểu tượng cho nước Mỹ.

Hoa Hồng đỏ vốn được xem là loại hoa nguyên thủy nhất. Tương truyền kể rằng, trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, hoa Hồng đỏ là loài hoa tượng trưng cho nữ thần tình yêu. Vì vậy, từ lâu hoa hồng đỏ đã được sử dụng để trang trí trong lễ kết hôn, là một phần vô cùng quan trọng của trang phục cưới truyền thống. Lâu dần, hoa hồng được biết đến là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu và sự thủy chung. 

Khi truyền thống dùng bó hoa hồng cùng nhiều loài hoa khác để làm quà tặng tình cảm càng trở nên phổ biến hơn, việc tặng một bông hồng đỏ như thể hiện một thông điệp mạnh mẽ nhất của tình yêu. Và truyền thống này được giữ gìn và phát triển đến ngày nay.

Quốc hoa của Ấn Độ – Hoa Sen trắng

Cũng như Việt Nam, quốc gia Ấn Độ cũng lựa chọn hoa Sen làm quốc hoa cho nước mình. Nhưng với Việt Nam, hoa Sen mang màu sắc hồng ngọt ngào, hiền dịu, thì quốc hoa của Ấn Độ là hoa Sen trắng tinh khiết, tinh tế, thiêng liêng.

Hoa Sen trắng trở thành quốc hoa của Ấn Độ từ năm 1950. Loài hoa này mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa của người Ấn, thể hiện giá trị cốt lõi của quốc gia. Đặc biệt, theo Phật giáo và Hindu giáo, hoa Sen chính là biểu tượng linh thiêng, được mọi người dân coi trọng. HoaSen cũng được xem là biểu trưng của nền Phật giáo Ấn Độ. 

quốc hoa của các nướcHoa Sen trắng tinh khiết ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng về văn hóa Ấn Độ

Hoa Sen chính là sự thăng hoa về mặt tinh thần của người Ấn Độ. Ngày nay, người ta biết đến hoa Sen là biểu tượng của Đắc Phạt từ bi, nhưng thực tế, hoa Sen có lịch sử lâu đời gắn liền với đạo Hindu. Đối với người Ấn, hoa Sen trắng có nhiều ý nghĩa đặc biệt, vừa mang giá trị triết học, vừa mang tính đạo đức cao. Từng cánh hoa Sen đều là những mong ước bình an và tinh thần dân tộc của nhân dân nơi đây.

Hình tượng bông Sen trắng là biểu tượng vô cùng thiêng liêng, là đại diện cho con người có nhân cách thanh cao, nghị lực phi thường, sức sống mãnh liệt và không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xấu xa. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi, họ vẫn không bị khuất phục, cố gắng vươn lên để sống một cuộc đời chân chính, nhân nại, bình tâm.

Khi những cánh hoa nở xòe, phần đài hoa vàng óng cùng mùi hương dịu dàng. Điều này cũng là một ý nghĩa nói lên sức sống rộng mở, phát triển của tâm hồn và cuộc sống. Sự xuất hiện của hoa sẽ trắng giữa đầm bùn lầy nhưng vẫn không bị lấm lem, không ô nhiễm, tỏa sắc hương giữa đất trời.

Ngoài vẻ đẹp thuần khiết, hoa Sen trắng còn có nhiều công dụng trong y học, ẩm thực. Phần ngó Sen, củ Sen, hạt Sen hay cánh hoa Sen cũng đều được sử dụng để chế biến làm thức ăn và thuốc.

Quốc hoa của Anh – Hoa hồng Tudor

quốc hoa của các nướcHoa hồng Tudor là biểu tượng của nước Anh với mong muốn hòa bình

Hoa hồng Tudor là biểu tượng của Vương quốc Anh từ sau cuộc c.h.i.ế.n t.r.a.n.h Hoa hồng vào năm 1455. Đây là cuộc c.h.i.ế.n t.r.a.n.h nhân dân giữa 2 gia đình thuộc dòng họ Hoàng gia York (biểu tượng hoa hồng trắng) và dòng tộc Hoàng gia Lancaster (biểu tượng hoa hồng đỏ) vào nửa sau thế kỷ 15.

Sau đó, quốc gia này đã lựa chọn hoa hồng Tudor là sự kết hợp giữa cả hai biểu tượng hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng của nhà Lancaster và York. Loài hoa với mong muốn hướng tới sự hòa giải, mang ý nghĩa biểu trưng cho hòa bình, đoàn kết.

Quốc hoa Malaysia – Hoa Dâm Bụt

Hoa Dâm Bụt – Quốc hoa của đất nước Malaysia có tên gọi khoa học là Hibiscus rosa-sinensis L. Loài hoa này là một loại cây cảnh trồng trong phổ biến vườn nhà của Malaysia và nhiều quốc gia Đông Nam Á. Hoa dâm bụt có đa dạng kiểu dáng và màu sắc hoa, có thân nhỏ, chịu nắng nóng tốt, sống lâu năm và ra những bông hoa màu đỏ thắm.

quốc hoa của các nướcQuốc hoa của Malaysia biểu tượng cho sự may mắn, sung túc

Bông hoa Dâm Bụt rất to, có màu đỏ là chủ đạo vì vậy được trồng phổ biến như một loại cây cảnh, trang trí sân vườn. Đặc biệt, loài hoa này có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn như salad, làm đẹp hoặc chế thành thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Với người dân Malaysia, họ gọi đây là hoa Bunga raya. Sắc đỏ của hoa tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, tình yêu mãnh liệt của đôi nam nữ. Bên cạnh đó là sự dũng cảm và tin cậy của con người Malay. Vì những ý nghĩa đặc biệt này, hoa dâm bụt chính thức được lựa chọn là loại quốc hoa của Malaysia, quyết định được phê duyệt bởi Thủ tướng Tunku Abdul Rahman Putra Al-Hal vào năm 1960.

Ngoài ra, màu đỏ thắm của hoa Dâm Bụt còn biểu trưng cho ước muốn một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của người dân nước này. 5 cánh hoa thể hiện 5 nguyên tắc của quốc gia này, còn được gọi là Rukun Negara:

  • Niềm tin tưởng vào Chúa
  • Luôn trung thành với Nhà vua và Quốc gia
  • Hiến Pháp của Nhà nước là tối thượng
  • Sống đúng đắn theo nguyên tắc và tuân thủ luật pháp
  • Sống ngay thẳng và đạo đức

Quốc hoa Singapore – Hoa Phong Lan Vanda Miss Joaquim

Singapore được biết đến là thiên đường của các loại hoa lan tuyệt đẹp, quý hiếm. Khi đến với đất nước này, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hoa Lan ở khắp mọi nơi từ nhà hàng, trong công viên hay các khu du lịch,… Trong vô số loài Lan đó, hoa Lan Vanda Miss Joaquim đã vinh dự được lựa chọn là quốc hoa của Singapore vào năm 1981.

quốc hoa của các nướcHoa Phong Lan Vanda Miss Joaquim có màu hồng nhạt, hương thơm dịu ngọt

Quốc hoa là một loài lan thanh nhã, những cánh hoa phớt hồng mỏng manh, hương thơm dịu nhẹ. Hoa được lấy tên từ một người phụ nữ đã tìm ra nó vào năm 1893, đó là bà Agnes Joaquim. Phong Lan Vanda Miss Joaquim quanh năm nở rộ và rất lâu tàn.

Sau quá trình lựa chọn nghiêm ngặt do hội đồng những cơ quan đại diện của Bộ Canh Nông, cân nhắc giữa 40 loài hoa trong danh sách đề cử, cuối cùng hội đồng đã đưa ra quyết định chọn Vanda Miss Joaquim là quốc hoa và công bố cho toàn dân Singapore. Nhờ vẻ đẹp sắc sảo, tính bền bỉ và sức sống mãnh liệt, hoa Phong Lan này đã chinh phục được hàng triệu trái tim những người yêu thích hoa, được trồng rộng rãi trên toàn Quốc đảo sư tử này.

Quốc hoa của Indonesia – Hoa Nhài, hoa Lan Mặt Trăng và hoa X.á.c Thối

Quốc hoa của IndonesiaIndonesia có đến 3 loại quốc hoa mang những nét đặc trưng riêng

Indonesia được biết đến là “xứ sở vạn đảo”, là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Do có nhiều hòn đảo, Indonesia có nhiều nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa riêng của từng vùng. Ngoài ra, nước này có đến 3 quốc hoa đó là Hoa Nhài, hoa Lan Mặt Trăng và hoa X.á.c thối.

  • Hoa nhài: Loại hoa này có màu trắng thuần khiết, hương thơm thoang thoảng là biểu trưng cho sự tinh khiết, thanh cao của con người.
  • Hoa lan mặt trăng: Giống như tên gọi của nó, loài hoa này tượng trưng cho mặt trăng. Đây là loài đẹp, được hầu hết người dân Indonesia yêu thích và trồng phổ biến.
  • Hoa x.á.c thối: Đây là loài hoa mang nét đặc trưng riêng chỉ có ở đảo Sumatra. Theo như tên gọi của nó, loài hoa này có kích thước lớn, mùi thối đặc trưng.

Cả ba loài quốc hoa này đều mang những nét đặc trưng, thể hiện sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết, tình anh em giữa các dân tộc của con người Indonesia.

Quốc hoa của Philippines – Hoa Nhài Ả rập

Hoa Nhài Ả Rập - Quốc hoa của PhilippinesNgười Philippines thường kết hoa nhài thành những vòng hoa để thờ cúng

Hoa Nhài Ả rập là loài hoa có màu trắng tinh khiết, các cánh hoa khi nở rộ tỏa ra hình ngôi sao với hương thơm dịu ngọt đặc trưng, làm say đắm lòng người. Cây hoa Nhài được người dân phát hiện và trồng từ hàng năm trước đây. Với vẻ ngoài đơn giản, màu trắng tinh khiết và hương thơm ngọt, những bông hoa Nhài được nhân dân Philippines dùng để chỉ sự tinh khôi, trong sạch và ước muốn hòa bình.

Hoa Nhài xuất hiện trong các truyền thuyết, truyện dân gian và cả những câu ca, bài hát xưa của đất nước Philippines. Với mỗi người dân nước này, hoa Nhài là biểu tượng của sự trong sạch tinh khiết, khiêm nhường, giản dị và sức mạnh mãnh liệt. Vì vậy, ngày 1/2/1934, hoa nhài được Philippines lựa chọn là quốc hoa của đất nước, mang những giá trị đặc trưng của con người, văn hóa.

Ngoài được sử dụng để trang trí, hoa nhài còn được dùng trong các lễ hội, nghi lễ lớn, kết thành các vòng hoa để thờ cúng. Hiện nay, loài hoa này còn được ứng dụng trong điều chế nước hoa, mỹ phẩm, phụ kiện làm tóc hoặc dùng để ướp trà.

Quốc hoa của Đức – Hoa Thanh Cúc

Hoa Thanh Cúc - quốc hoa của ĐứcHoa Thanh Cúc có màu Xanh Phổ biểu trưng cho sự lạc quan, tươi trẻ

Quốc hoa của đất nước nổi tiếng với thức uống bia trứ danh là cây hoa Thanh Cúc hay còn được gọi là Thỷ Xa Xúc, Xa Xúc Lam, Cúc Ngô hoặc Hoa Thanh Bình. Theo khoa học, loài hoa này có tên là Centaurea Cyanus.

Loài hoa này trở thành quốc hoa của nước Đức từ những năm của thập kỉ 19. Do màu sắc của hoa là màu Xanh Phổ (Prussian Blue), Đức đã lựa chọn như là nguồn cảm hứng cho tình yêu chung thủy, lãng mạn. Ngay từ cái tên của hoa, chúng ta đã cảm nhận được sự dịu dàng thi vị và có phần e ấp. Vì thế, loài hoa này chính là biểu tượng cho tình yêu nồng thắm, mãnh liệt nhưng cũng rất nhẹ nhàng, lãng mạn.

Hoa Thanh Cúc là loài hoa thân cỏ, do khí hậu ôn đới nên lá của chúng có hình mũi mác dài khoảng 1-4cm, thân cao khoảng 40-60cm, đường kính của bông hoa khoảng 3cm. Hoa Thanh Cúc nở theo từng cụm gồm nhiều bông nhỏ như hình ngôi sao màu xanh biển pha chút ánh tím. Màu sắc của loài hoa này mang đến cho chúng ta cảm giác tươi trẻ, sống sống tràn trề và tinh thần lạc quan khi được tận mắt ngắm nhìn chúng.

Quốc hoa của Myanmar – Hoa Padauk ( hoa Dáng Hương Mắt Chim)

Hoa Dáng Hướng Mắt Chim - quốc hoa của MyanmarHoa Padauk là loài hoa có hương thơm đặc trưng, mọc thành chùm hoa

Quốc hoa của đất nước Myanmar là hoa Padauk (Pterocarpus Indicus) hay còn gọi là hoa Dáng Hương Mắt Chim. Loài hoa này có mùi thơm đặc trưng, thường mọc thành từng chùm nhỏ và có màu vàng. 

Theo quan niệm của người dân Myanmar, là một đất nước đa số theo đạo Phật, màu vàng là biểu trưng thiêng liêng của Phật giáo. Bên cạnh đó, hoa Padauk là loài hoa tượng trưng cho tuổi trẻ, tình yêu và sự lãng mạn. Trong các nghi lễ, lễ hội của đất nước nước này, hoa Padauk đón vai trò không thể thiếu cho tôn giáo của xứ sở Chùa Vàng.

Quốc hoa Nam Phi – Hoa Protea

Hoa Protea là loài hoa chỉ sinh trưởng ở những vùng đất có khí hậu nắng nóng, khắc nghiệt như Châu Phi. Hoa này có kích thước lớn, tên gọi khoa học của chúng là Giant Protea. Ngoài ra, loài hoa này chứa một lượng lớn mật ngọt,  vì vậy thu hút nhiều ong bướm, chim chóc đến lấy mật, nên chúng có tên gọi khác là Honeypot (Bình Mật) hay King Sugar Bush (Hoa Thảo Đường Hoàng Đế).

Hoa ProteaLoài hoa Protea có sức sống mãnh liệt, nhụy có nhiều mật

Cũng giống với những con người Nam Phi, hoa Protea có sức sống mãnh liệt đến lạ thường, dù trong thời tiết khắc nghiệt, khô hạn và đất cát sa mạc nhưng loài hoa này vẫn có thể sinh trưởng tốt nơi đây. Hoa Protea không những độc đáo về khả năng sinh trưởng, mà còn rất đặc biệt về “ngoại hình”. Cánh hoa to, khỏe khoắn ôm lấy bầu nhụy với hàng nghìn sợi nhụy vàng đỏ mềm mại. 

Loài quốc hoa Nam Phi này có đa dạng màu sắc từ trắng, kem, hồng nhạt, cam rồi đến đỏ và đỏ tươi,… Điều đặc biệt là hoa Protea có đến hơn 81 loài với nhiều màu sắc khác nhau. Nhờ màu sắc với tông đỏ là chủ đạo, hoa Protea mang đến sự tươi mới cùng sự phá cách trong nghệ thuật cắm hoa. Khi kết hợp cùng các loài hoa khác, Protea như một chàng trai cuốn hút, đầy sắc mạnh, nổi bật giữa đám đông, tạo nên tổng thể một bình hoa sang trọng, tuyệt đẹp.

Quốc hoa Nga – Hoa hướng dương

Chắc hẳn ai ai cũng biết đến loài hoa Hướng Dương, luôn hướng những cánh hoa về phía mặt trời. Và loài hoa này cũng là quốc hoa của người dân Liên Xô. Theo họ, loài hoa này có “tính cách” hướng về mặt trời, tức là đang hướng về cội nguồn của ánh sáng. Điều này thể hiện được tinh thần yêu tự do và tình yêu cuộc sống vô cùng mãnh liệt, luôn hướng về tương lai của nhân dân Liên Xô (Nga). Và khi Liên Xô tan rã, nước Nga thành lập thì người dân nơi đây vẫn lựa chọn Hướng Dương là quốc hoa của đất nước

Hoa Hướng DươngQuốc hoa của Nga biểu trưng cho sự hòa sảng, trọng lẽ phải và yêu tự do

Hoa Hướng Dương là loài hoa thuộc họ hoa cúc sống lâu năm, các cánh hoa màu vàng, nhỏ và sắp san sát nhau bao lấy bầu nhụy. Nhụy hoa lúc nhỏ có màu vàng sẫm, nhưng khi già, bầu nhụy to màu đen. Mỗi bông hoa Hướng Dương đều hướng mặt về phía mặt trời, vàng rộ rực rỡ như những ông mặt trời nhỏ bé, tỏa những tia nắng nhỏ xuống thế gian. Vì vậy, hoa Hướng Dương là loài biểu trưng cho tính cách hào sảng, phóng khoáng và rất tôn trọng lẽ phải.

Trong tình yêu, những bông hoa Hướng Dương được xem là biểu tượng của một tình yêu thủy chung, son sắt và vô cùng mãnh liệt không bao giờ đổi thay, dù hai người có xa cách về địa lý thì vẫn một lòng hướng về nhau. Ngày nay, hoa Hướng Dương vẫn được chọn là quốc hoa Nga bởi không một loài hoa nào khác có thể lột tả được những tính cách, tâm hồn của văn hóa, dân tộc Nga.

Bài viết tham khảo: Thành phần gia đình là gì? Cách viết TPGD trong sơ yếu lý lịch

Mỗi đất nước sẽ có những đặc điểm và tiêu chí riêng để lựa chọn quốc hoa biểu trưng văn hóa, dân tộc đó. Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn những thông tin về quốc hoa của các nước. Hy vọng những thông tin này có thể hữu ích đối với các bạn. 

Bạn thấy bài viết Quốc hoa của các Nước trên thế giới là gì? Ý nghĩa của chúng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Quốc hoa của các Nước trên thế giới là gì? Ý nghĩa của chúng bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Quốc hoa của các Nước trên thế giới là gì? Ý nghĩa của chúng của website

Chuyên mục: Hỏi đáp

Xem thêm chi tiết về Quốc hoa của các Nước trên thế giới là gì? Ý nghĩa của chúng
Xem thêm bài viết hay:  Sến là gì? Những status sến nói về tình yêu hot trên Facebook

Viết một bình luận