Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng…

Bạn đang xem: Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng… tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1 - Ảnh 1.Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 2.

Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Có thể nói, cách đây 13 năm, Quyết định 73 ra đời được xem là một bước đột phá và là cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trên cả nước thực hiện triển khai các chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ phụ cấp chống dịch cho đội ngũ nhân viên y tế cả nước.

Quyết định ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, nỗi vất vả đặc thù của đội ngũ nhân viên y tế, tạo động lực để mỗi người nỗ lực hơn trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 3.

Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg được xem là một bước đột phá và là cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trên cả nước thực hiện triển khai các chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ phụ cấp chống dịch cho đội ngũ nhân viên y tế. Ảnh: Lê Bảo

Từ 1/5/2011, khi Chính phủ nâng lương tối thiểu lên 830.000 đồng/tháng, đối chiếu với quy định về phụ cấp đặc thù tại Quyết định số 73 thì chế độ phụ cấp thường trực đối với người lao động là phù hợp. Cụ thể:

Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

  • 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt;
  • 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II;
  • 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương;
  • 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

Bên cạnh đó, Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 4.

Thời điểm 2011, Quyết định 73 ra đời phù hợp với thời điểm đó.

Đối với phụ cấp chống dịch, Quyết định 73 quy định rõ, người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng phụ cấp chống dịch theo mức:

  • Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;
  • Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;
  • Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người.

Quyết định cũng nêu rõ, nếu tham gia vào ngày nghỉ thì được hưởng bằng 1,3 lần; dịp lễ, Tết thì hưởng bằng 1,8 lần.

Theo quyết định này, mức phụ cấp cho các đối tượng tham gia ca phẫu thuật ở loại đặc biệt người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính được hưởng 280.000 đồng; Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê được hưởng 200.000 đồng và người giúp việc cho ca mổ là 120.000 đồng. Tương tự ở các vị trí này nhưng bệnh viện loại 1,2,3 sẽ giảm dần. Ở loại 3 mức nhận tương ứng là: 50.000 đồng, 30.000 đồng và 15.000 đồng.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 5.

So với thời điểm Quyết định 73 ra đời, hiện mức lương cơ sở đã tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (tức gấp gần 3 lần), trong khi đó mức phụ cấp đặc thù vẫn giữ nguyên. Điều này khiến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập cảm thấy không phù hợp, không xứng đáng đối với công sức, sự vất vả của nhân viên y tế.

Sau dịch COVID-19 bùng phát, ngành y tế cũng đã ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ việc hoặc chuyển công tác. Các chuyên gia đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc đó là thu nhập quá thấp so với mức sống.

Đặc biệt, áp lực từ đại dịch COVID-19 chỉ là “giọt nước tràn ly”. Vì vậy, việc tăng phụ cấp đặc thù và tăng phụ cấp chống dịch trong thời điểm hiện nay là biện pháp hữu hiệu để giữ chân người lao động trong các cơ sở y tế.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 6.

Hiện mức lương cơ sở đã tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (tức gấp gần 3 lần), trong khi đó mức phụ cấp đặc thù vẫn giữ nguyên.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 7.

Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan đã lắng nghe ý kiến từ cử tri, đặc biệt các cử tri ngành y tế, các ĐBQH, các nhà quản lý và từ các Sở Y tế địa phương để xem xét, sửa đổi và ban hành nhiều quy định mới liên quan đến các phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên và người lao động đang công tác trong ngành y tế. Việc này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ y, bác sĩ để đội ngũ này yên tâm công tác, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam đại diện cho hơn 50 nghìn công đoàn viên ngành y tế đã từng kiến nghị và cho rằng, hiện mức phụ cấp của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập theo Quyết định số 73 quá thấp và không còn phù hợp. Từ đó, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam kiến nghị cần quan tâm để nâng phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Trước những bất cập trên, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã tổng hợp ý kiến cử tri và gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, cử tri tỉnh Lâm Đồng đề nghị sửa đổi Quyết định số 73. Cụ thể, cử tri đề nghị Chính phủ tăng tiền phụ cấp phẫu thuật thủ thuật; tăng mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay; Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...- Ảnh 8.

Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2024 là đúng đắn.

Đầu tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có văn bản trả lời. Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của BCH Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội về giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đang xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2024.

Nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm: Tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; tăng mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay; Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động; Áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với các đối tượng hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (bao gồm bảo vệ, lái xe, hộ lý, hợp đồng chuyên môn trong thời gian chờ thi tuyển viên chức)…

Bạn thấy bài viết Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng… có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng… bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng… của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Viết một bình luận