Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Bạn đang xem: Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Khi chạm tay vào cốc nước nóng, ta có xu hướng rụt tay lạ. Đó là một hiện tượng của phản xạ. Vậy phản xạ là gì? Có những loại phản xạ nào? Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

Phản xạ là gì? Cho ví dụ

Chương trình Sinh 8 đã đưa ra khái niệm phản xạ là gì như sau: Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích do môi trường tác động lên thông qua hệ thần kinh. Phản xạ xuất hiện ngay từ khi cá thể đó sinh ra hoặc được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể đó. 

Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài mà còn đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong. Ví dụ như sự tăng hô hấp, thay đổi nhịp co bóp tim khi chúng ta vận động mạnh,… Hay khi chúng ta tiết nhiều mồ hôi khi trời nóng, vận động nặng cũng được xem là một trường hợp của phản xạ. 

Phản xạ là gì?

Các phản xạ được thực hiện theo một chu trình khép kín. Ban đầu, các tác nhân môi trường sẽ tác động lên cơ quan thụ cảm. Cơ quan thụ cảm nhận tín hiệu và truyền thông tin đến hệ thần kinh trung ương. Hệ thần kinh trung ương sau khi tiếp nhận sẽ tiến hành xử lý, phân tích và truyền kết quả phân tích đến cơ quan thụ cảm. Hành động của cơ quan thụ cảm chính là kết quả mà hệ thần kinh trung ương trả lời kích thích do môi trường tác động lên cá thể đó. 

Phản xạ khác với hiện tượng cảm ứng của thực vật. Các tế bào thần kinh tham gia vào quá trình phản xạ. Trong khi đó, cảm ứng thực vật không phải do hệ thần kinh điều khiển mà do hiện tượng bị trương nước ở các tế bào lá. Do vậy, hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ không phải là phản xạ, đó là hiện tượng cảm ứng. 

Phản xạ tiếng Anh là reflex. 

Ví dụ về phản xạ: 

  • Khi chạm vào cốc nước nóng, ngay lập tức ta sẽ thu tay về. 
  • Khi dẫm phải hòn than nóng, ta sẽ nhấc vội chân lên. 
  • Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy mèo sẽ chạy trốn ngay lập tức,… 

Có những loại phản xạ nào? 

Trong sinh học, phản xạ được chia thành 2 loại. Đó là:

Phản xạ không điều kiện

Đây là phản xạ bẩm sinh, tự nhiên, được hình thành ngay từ khi cá thể đó được sinh ra. Phản xạ không điều kiện thường mang tính di truyền, nó không dễ bị mất đi và không dễ bị biến đổi. 

Các phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện; được thực hiện trên cung phản xạ. Nó do một số ít tế bào thần kinh, thường là tủy sống điều khiển. 

Ví dụ phản xạ không điều kiện: 

  • Khi hít phải luồng không khí chứa nhiều bụi, chúng ta thường bị hắt hơi. 
  • Khi bị muỗi cắn, ta sẽ dùng tay để gãi chỗ ngứa đó. 
  • Khi cho thức ăn vào miệng, lưỡi sẽ tiết nước bọt

Bài viết tham khảo: Rừng là gì? Rừng có vai trò gì? Nước ta gồm những loại rừng nào?

Phản xạ có điều kiện

Đây là loại phản xạ được hình thành trong quá trình phát triển, sinh trưởng của cá thể đó. Phản xạ có điều kiện là kết quả của quá trình rèn luyện, học tập và đúc rút kinh nghiệm. Nó có thể bị mất đi nếu như không được luyện tập và củng cố thường xuyên. Ngược lại, phản xạ có điều kiện ngày càng thuần thạo hơn nếu chúng ta luyện tập nó mỗi ngày. 

Ví dụ về phản xạ có điều kiện: 

  • Cả lớp đứng dậy chào khi thấy cô giáo bước vào lớp.
  • Chạy xe đạp, xe máy, ô tô. 
  • Có người gọi tên mình, chúng ta thường có xu hướng quay đầu lại. 
  • Đàn cho nghe thấy tiếng gõ vung sẽ chạy lại để ăn cơm. 
  • Chú mèo bắt tay trước khi được cho ăn. 
  • Nhìn thấy đèn đỏ, chúng ta sẽ dừng xe lại. 
  • Trời lạnh, chúng ta mặc áo rét. 

dừng xe khi thấy đèn đỏDừng xe khi thấy đèn đỏ là phản xạ có điều kiện

Vai trò của phản xạ là gì?

Thích nghi với môi trường

Môi trường sống luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vì vậy, các loài động vật muốn được tồn tại và phát triển thì buộc phải có khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường. Quá trình đó được gọi là phản xạ có điều kiện. 

Tích lũy nhiều kiến thức

Trong cuộc sống của con người, phản xạ cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ có phản xạ mà chúng ta có thể tiếp thu được nhiều kiến thức mới, phục vụ cho chính cuộc sống của chúng ta. 

Hỗ trợ điều trị một số bệnh tâm lý trong y học

Lợi dụng đặc điểm của phản xạ có điều kiện, các bác sĩ đã nghiên cứu và phát minh ra phương pháp cai rượu bằng apomorphine. Hoạt chất này có tác dụng gây nôn, khi người nghiện rượu uống rượu pha lẫn hoạt chất này sẽ bị nôn. Làm nhiều lần như vậy thì những người nghiện rượu sẽ hình thành phản xạ chỉ cần ngửi thấy mùi rượu là họ có cảm giác buồn nôn, không dám uống rượu nữa.

Ngoài ra, phản xạ có điều kiện cũng được ứng dụng để điều trị một số căn bệnh tâm lý khác. 

So sánh giữa phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Nội dungPhản xạ không điều kiệnPhản xạ có điều kiện
Đặc điểmTrả lời những kích thích không điều kiện. Trả lời các kích thích bất kỳ hoặc có điều kiện.
Tính bẩm sinhMang tính chất bẩm sinh.Không mang tính bẩm sinh, cần phải học tập và tích lũy mỗi ngày.
Tính chất loàiMang đậm các đặc điểm đặc trưng của loài.

Có khả năng di chuyển. 

Mang tính chất cá thể. 

Không có khả năng di truyền. 

Số lượngCó hạnKhông giới hạn
Khả năng tồn tạiTồn tại rất lâu.Dễ biến mất nếu không được luyện tập thường xuyên.
Tính chất cung phản xạCung phản xạ đơn giản.Cung phản xạ phức tạp hơn.
Vị trí trung ươngỞ trụ não và tủy sống. Nằm ở não. 

Tìm hiểu về phản xạ trong Vật lý

Khái niệm phản xạ là gì cũng được nhắc đến trong Vật Lý tùy theo từng môi trường: 

  • Trong môi trường sóng, phản xạ là hiện tượng sóng truyền đến mặt tiếp xúc giữa 2 môi trường thì bị đổi hướng lan truyền, quay trở lại môi trường trước đó. 
  • Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt ngược trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng nào đó. Phản xạ ánh sáng được chia thành 2 loại: phản xạ toàn phần và phản xạ một phần. Trong đó, phản xạ toàn phần là hiện tượng tia sáng tới bị phản xạ toàn bộ, xảy ra tại mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt. Khi xảy ra phản xạ toàn phần thì sẽ không còn tia khúc xạ.
  • Phản xạ âm là hiện tượng âm thanh bị dội lại khi gặp một mặt chán. Ví dụ: Đứng trước vách núi và hét thật to, ta sẽ thấy âm thanh dội ngược trở lại. 

phản xạ là gìPhản xạ ánh sáng

Trên đây là bài viết chia sẻ phản xạ là gì, hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. Nếu bạn có ý kiến góp ý gì cho bài viết thì hãy để lại bình luận vào cuối bài, supperclean.vn luôn sẵn sàng đón nhận để hoàn thiện bài viết được tốt nhất!

Bài viết tham khảo: Giờ dần là mấy giờ? Tổng quan tử vi người sinh giờ dần

Bạn thấy bài viết Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện của website

Chuyên mục: Hỏi đáp

Xem thêm chi tiết về Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Xem thêm bài viết hay:  Spam nghĩa là gì? Tin nhắn, email bị spam có nghĩa là gì?

Viết một bình luận