Ô nhiễm môi trường nước: Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem: Ô nhiễm môi trường nước: Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Ô nhiễm môi trường nước nếu không có cách khắc phục và hướng xử lý kịp thời sẽ đẩy sự sống trên Trái Đất rơi vào cảnh “bế tắc” và diệt vong.  Một loạt những vấn đề xảy ra khi ô nhiễm nước và ô nhiễm nguồn nước mà con người chúng ta đang phải đối mặt.  Đây chỉ là một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường mà mình có chia sẻ trong bài viết trước. Ngay sau đây, chúng ta hãy Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn cùng tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiện nay và trên thế giới nhé.

Nước là một thành phần không thể thiếu của mọi sự sống trên Trái đất và nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt Trái đất. Do đó, thật khó có thể tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu như nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang trở thành vấn đề “nhức nhối” khiến cho tất cả các quốc gia trên thế giới, từ các nước đang phát triển cho tới các nước phát triển phải đau đầu tìm hướng giải quyết.

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là gì luôn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Việc định nghĩa chính xác sự ô nhiễm nguồn nước sẽ giúp con người có cái nhìn đúng đắn và ý thức rõ ràng hơn về vấn nạn nghiêm trọng này.

Ô nhiễm môi trường nước là gì

Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước trên Trái đất, từ biển, sông, hồ cho tới mạch nước ngầm… đều bị nhiễm các chất độc hại như chì, thủy ngân, các kim loại nặng, các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, hóa chất phát sinh từ nước thải, chất thải, phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải hóa học…

Sự thay đổi thành phần và chất lượng nước sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác bởi nguồn nước không thể đáp ứng được cho các mục đích sử dụng. Nếu con người cố tình hoặc buộc phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe.

Giờ thì bạn đã biết ô nhiễm môi trường nước là gì rồi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp về nguyên nhân, thực trạng, hậu quả và các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đang “hoành hành” này nhé.

Xem thêm: Ô nhiễm không khí – Nguyên nhân và thực trạng

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước

Bạn có biết thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta và các nước khác trên thế giới như thế nào không? Nội dung dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nguồn nước hiện tại trên toàn cầu.

Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

– Hàng tấn nước thải, rác thải chưa qua xử lý đang phát thải trực tiếp vào môi trường mỗi ngày từ các khu công nghiệp, nhà máy với hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ;

– Tình trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi khắp nơi ở các thành phố lớn diễn ra rất phổ biến. Nước sông thì đen kịt và bốc mùi hôi thối, đường cống thì tắc và không thể thoát nước được sau những trận mưa lớn;

– Ở nông thôn, nước thải, rác thải sinh hoạt cũng như nước thải và rác thải chăn nuôi, trồng trọt chưa qua xử lý đã và đang tàn phá môi trường nước một cách nghiêm trọng. Cùng với đó là dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đang ngày ngày ngấm sâu xuống các kênh mương, sông hồ…

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Bạn có biết ở Việt Nam, mỗi năm có đến 9000 người chết vì các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi trường nước và 100.000 ca ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay không? Bên cạnh đó là hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác như tiêu chảy do khuẩn ecoli, đau mắt, viêm da… ngày càng nhiều và có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh. Một thực trạng rất đáng báo động hiện nay!

Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thế giới chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước đe dọa nghiêm trọng đến đời sống kinh tế – xã hội. Mức độ ô nhiễm theo cảnh báo của các tổ chức thế giới đang tăng cao liên tục. Việc nền công nghiệp hóa lạm dụng tài nguyên nước quá mức đã và đang khiến cho vấn nạn ô nhiễm rơi vào tình trạng báo động.

Tại các con sông ở Châu Á, hàm lượng chì, các chất hóa học rất cao, đặc biệt là hàm lượng vi khuẩn gây hại cao gấp 3 lần so với mức trung bình chung của thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở nhiều quốc gia đang khiến các giới chức trách phải đau đầu.

Riêng tại Mỹ, một cường quốc trên thế giới thì tình trạng ô nhiễm nước cũng đang gia tăng với hơn 46% các hồ có nguồn nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng đủ để duy trì sự sống của các loài vật thủy sinh trong nước.

Hay như Bangladesh, đất nước này đang phải đối mặt với tỷ lệ nguồn nước bị ô nhiễm lên đến 85% và 1,2 triệu dân đang phải hằng ngày sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng cho sức khỏe.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Quả thực, thực trạng ô nhiễm môi trường nước đang ngày ngày hiện hữu trên khắp thế giới, từ các nước châu Á đến châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, từ các nước đang phát triển cho tới các cường quốc lớn mạnh cũng đều không tránh khỏi vấn đề nhức nhối này.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, từ những nguyên nhân khách quan của thiên nhiên cho đến nguyên nhân chủ quan từ chính các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất của con người.

Từ hoạt động sinh hoạt của con người

Mỗi ngày, một lượng nước thải sinh hoạt lớn từ các gia đình, khách sạn, bệnh viện, trường học, cơ quan… thải ra môi trường mà không qua xử lý. Thành phần cơ bản của nước thải này là các chất hữu cơ như protein, carbohydrate, dầu mỡ, chất rắn, chất dinh dưỡng… dễ bị phân hủy sinh học và gây ô nhiễm nguồn nước ngoài môi trường.

Con người gây ra ô nhiễm môi trường nước

Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi gia cầm, gia súc, trồng trọt phát thải ra môi trường những chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm như nước tiểu gia súc, thức ăn gia súc thừa không qua xử lý, thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Trong đó, hầu hết nông dân hiện nay thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liệu lượng cao gấp ba lần so với khuyến cáo, đồng thời sử dụng các loại thuốc trừ sâu bị nghiêm cấm. Lượng hóa chất tồn dư tràn lan trong nông nghiệp sẽ ngấm dần xuống các tầng nước ngầm và gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất thải và nước thải từ các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Từ các nguyên nhân tự nhiên khách quan

– Ô nhiễm nguồn nước do mưa, lũ lụt, tuyết tan, núi lửa phun trào, xói mòn…;

Lũ lụt gây ô nhiễm môi trường

– Hoạt động sống của các sinh vật trong tự nhiên và sự phân hủy xác chết của chúng;

– Cây cối, sinh vật sau khi chết sẽ bị phân hủy thành các chất hữu cơ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm;

– Do đặc tính địa chất của nguồn nước, ví dụ như nước từ lòng đất có nhiều canxi, nước từ nguồn đất phèn có chứa nhiều nhôm, sắt…

Trên đây là các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước từ khách quan cho tới chủ quan của con người. Với các nguyên nhân khách quan, con người chỉ có thể tác động gián tiếp từ hoạt động bảo vệ môi trường để hạn chế các thiên tai xảy ra chứ không thể can thiệp một cách tuyệt đối. Còn riêng với nguyên nhân chủ quan, con người thực sự cần phải thay đổi lối sống, lối sinh hoạt và tư duy phát triển kinh tế xã hội để bảo vệ nguồn nước sạch tự nhiên trên Trái đất.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Cũng giống như các loại ô nhiễm môi trường khác, ô nhiễm nguồn nước để lại rất nhiều hệ quả nặng nề đối với mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Hãy cùng điểm qua những hậu quả của ô nhiễm môi trường nước nhé.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng góp mặt vào hầu hết các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Do đó, nguồn nước ô nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến các thể bệnh nguy hiểm và khiến cho một số bệnh như ung thư, tiêu chảy, viêm da… ngày càng gia tăng trong cuộc sống.

Ô nhiễm nước gây ra nhiều bệnh tật

Ô nhiễm nước với sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ độc có độ bền sinh học cao như hidrocacbon thơm, phenol, thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vật, endrin, linden, sevin… cùng các loại chất tẩy hoạt tính đều là nguồn gốc của bệnh tật, đặc biệt là có khả năng cao dẫn đến ung thư ở con người và động vật.

Ô nhiễm nước với hàm lượng cao các loại kim loại nặng có độc tính mạnh như asen, chì, thủy ngân… không chỉ khiến con người và động vật bị nhiễm độc trầm trọng mà còn có khả năng gây ra ung thư và các loại đột biến nguy hiểm.

Theo các nghiên cứu khoa học, việc sử dụng nguồn nước nhiễm asen có thể khiến con người mắc ung thư da; sử dụng nguồn nước nhiễm chì có thể khiến con người mắc bệnh thần kinh, bệnh thần, nhiễm Amoni, nitrit, nitrat, bị thiếu máu, mắc bệnh da xanh…; hay sử dụng nguồn nước nhiễm lưu huỳnh lâu ngày sẽ khiến con người bị bệnh về đường tiêu hóa; nguồn nước nhiễm natri gây ra tình trạng cao huyết áp và các bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

Bên cạnh đó, nguồn nước ô nhiễm có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn gây hại và đó là nguyên nhân của các thể bệnh như thương hàn, bệnh tả, bại liệt.

Ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước

Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ ra sông, hồ, kênh mương… sẽ phá hủy hệ sinh thái dưới nước, làm biến đổi tính chất nước và giết chết hàng loạt các sinh vật sống trong nước như tôm, cá…

Hơn nữa, nước là môi trường nuôi trồng thủy hải sản, nếu bị ô nhiễm sẽ gây ra những thiệt hại khôn lường đối với nền kinh tế.

Ô nhiễm nước khiến các sinh vật chết hàng loạt

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái thực vật

Cây cối thông qua rễ hút các chất dinh dưỡng và nguồn nước từ đất. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến cho cây không thể phát triển, thậm chí là chết và khiến cho hệ sinh thái thực vật bị mất cân bằng nghiêm trọng, đồng thời gây thiệt hại kinh tế nền nông nghiệp.

Bạn thấy đấy, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không chỉ dừng lại ở những tác động đối với sức khỏe và hệ sinh thái trên Trái đất mà thông qua đó còn gián tiếp tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội nữa. Chính vì vậy, bằng mọi giá, con người phải hành động để bảo vệ nguồn nước sạch trên Trái đất!

Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước

Để có cái nhìn thực tế hơn về thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới hiện nay, chúng ta hãy cùng dạo qua một vòng các châu lục, một vòng các nước lớn nhỏ thông qua những hình ảnh ô nhiễm môi trường nước “đáng sợ” dưới đây nhé.

Hồ Taihu (Thái Hồ) của Yixing, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc nổi váng màu xanh lá cây cùng bọt màu nâu độc hại.

Hồ Taihu (Thái Hồ) của Yixing, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc nổi váng màu xanh lá cây cùng bọt màu nâu độc hại.

Trong bể chứa chất thải của mỏ Syncrude (Mỏ dầu cát Athabasca ở Đông Bắc Alberta Canada), hàm lượng cát, nước, đất sét, dầu dư thừa sau chế biến được xác định là cao gấp đôi khối lượng nước có thể đáp ứng được nhu cầu của thành phố Calgary mỗi năm.

Trong bể chứa chất thải của mỏ Syncrude (Mỏ dầu cát Athabasca ở Đông Bắc Alberta Canada)

Dòng nước trên Đầm Vacha, gần thị trấn Krichim ở Bulgaria bị phủ đầy bởi rác thải và chai nhựa.

Dòng nước trên Đầm Vacha, gần thị trấn Krichim ở Bulgaria bị phủ đầy bởi rác thải và chai nhựa.

Sông Ganges gần Calcutta, Ấn Độ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải công nghiệp độc hại.

ông Ganges gần Calcutta, Ấn Độ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải công nghiệp độc hại.

Sông Wenyuhe ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

Sông Wenyuhe ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

Hình ảnh nước lũ bùn gặp sông Macleay ở thị trấn South West Rocks thuộc New South Wales, Australia.

Hình ảnh nước lũ bùn gặp sông Macleay ở thị trấn South West Rocks thuộc New South Wales, Australia.

Một nhánh sông ở Yuan thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị ô nhiễm do hành vi xả chất thải chưa qua xử lý.

Một nhánh sông ở Yuan thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị ô nhiễm do hành vi xả chất thải chưa qua xử lý.

Dòng nước ô nhiễm ở sông Yamuna, New Delhi, Ấn Độ. Sông thiêng Yamuna đang “chết dần chết mòn” do ô nhiễm kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.

Dòng nước ô nhiễm ở sông Yamuna, New Delhi, Ấn Độ.

Hình ảnh mặt trời lặn trên dòng sông Tarcoles, Costa Rica bị ô nhiễm do quá trình xả chất thải rắn cùng nước thải sinh hoạt của người dân khu vực đô thị lớn San José.

Hình ảnh mặt trời lặn trên dòng sông Tarcoles, Costa Rica bị ô nhiễm do quá trình xả chất thải rắn cùng nước thải sinh hoạt của người dân khu vực đô thị lớn San José.

Vùng Vịnh Guanabara ô nhiễm ở Rio de Janeiro, Brazil.

Vùng Vịnh Guanabara ô nhiễm ở Rio de Janeiro, Brazil.

Hình ảnh đường ống nước thải xả vào sông Dương Tử của môt nhà máy giấy ở An Khánh, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez bị mắc cạn và làm tràn 38 triệu gallon dầu thô tại Prince William Sound, Alaska gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Vịnh Manila ô nhiễm của Philippines hằng ngày vẫn thu hút rất nhiều người đến tắm và bơi lội.

Vịnh Manila ô nhiễm của Philippines hằng ngày vẫn thu hút rất nhiều người đến tắm và bơi lội.

Nước từ sông Mississippi gặp nước biển và dầu sau vụ tràn dầu Deepwater Horizon ngoài khơi bờ biển Louisiana vào năm 2010.

Nước từ sông Mississippi gặp nước biển và dầu sau vụ tràn dầu Deepwater Horizon ngoài khơi bờ biển Louisiana vào năm 2010.

Những hình ảnh ô nhiễm môi trường nước trên đây đã phần nào cho thấy thực trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ô nhiễm nước giờ đây không chỉ là vấn đề của một hay một vài quốc gia nào đó mà là vấn đề nhức nhối của toàn nhân loại.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Tham khảo 5 biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước dưới đây sẽ chúng ta cùng chung tay khắc phục và bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất từ những hành động nhỏ nhất, bạn nhé!

Xử lý rác thải đúng cách

Rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất, rác thải công nghiệp hiện nay cần phải được phân loại rõ ràng và xử lý đúng cách theo từng loại rác khác nhau trước khi phát thải ra môi trường để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý rác thải đúng cách

Xử lý nước thải đúng cách

Cũng nước rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải được xử lý dạng cống ngầm kín trước khi cho đổ ra môi trường chung. Đặc biệt là nước thải từ khu công nghiệp, nước thải y tế cần phải được xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật theo quy định của nhà nước để đảm bảo an toàn cho môi trường.

Biện pháp xử lý nước thải

Luôn tiết kiệm nước

Nước là nguồn tài nguyên vô giá. Nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt Trái Đất nhưng không có nghĩa là vô tận. Nếu con người lạm dụng nước quá mức, không biết tiết kiệm nước, tái chế nước và bảo vệ nguồn nước sạch thì nguồn nước sẽ dần bị cạn kiệt.

Chính vì vậy, bạn hãy bảo vệ môi trường nước từ những hành động nhỏ nhất như tắt vòi nước khi đang đánh rang, kiểm tra đường ống nước thường xuyên để tránh rò rỉ, cải tạo bể chứa chống thất thoát nước…

Ngoài ra, các gia đình nên tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa cho các hoạt động con rửa, tưới tiêu… để tránh lãng phí nguồn nước sạch nhé.

Hướng đến nông nghiệp xanh

Một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch sẽ giúp con người hạn chế các loại chất thải, nước thải, chất hóa học, hóa chất độc hại phát thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Hướng đến nông nghiệp xanh

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ nguồn nước. Chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ mỗi ngày như vứt rác đúng nơi, sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp theo đúng liều lượng khuyến cáo, không xả các chất độc hại trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý…

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước trên đây cũng chỉ là biện pháp, quan trọng hơn cả là ý thức của con người. Nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường nước thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn sẽ kéo dài mãi mãi.

Tạm kết

Ô nhiễm môi trường nước là một thực trạng đáng báo động trên toàn cầu. Việc nhận thức đúng về tình trạng này và có các biện pháp khắc phục là điều vô cùng quan trọng để giữ gìn nguồn nước sạch trên Trái Đất, vì một tương lai phát triển bền vững.

Bạn thấy bài viết Ô nhiễm môi trường nước: Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Ô nhiễm môi trường nước: Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: Ô nhiễm môi trường nước: Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm chi tiết về Ô nhiễm môi trường nước: Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Xem thêm bài viết hay:  Cách vào nick Zalo, Nick Facebook Messenger người khác không bị phát hiện

Viết một bình luận