Đây là kết luận của một báo cáo nằm trong Dự án nghiên cứu dữ liệu chất lượng không khí kết nối toàn cầu đầu tiên của ứng dụng MyDyson ở gần 40 quốc gia trên thế giới trong hai năm 2022 và 2023.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh những yếu tố bên ngoài, ô nhiễm không khí còn đến từ khói thải của các hộ gia đình, quá trình nấu ăn và sưởi ấm bằng nhiên liệu hóa thạch như than đá hay khí gas, dầu. Trong năm 2016, thế giới có 3,8 triệu ca tử vong liên quan ô nhiễm không khí tại hộ gia đình.
Khảo sát tại Mỹ cho thấy, cứ 6 phòng trong ngôi nhà với tổng diện tích khoảng 450 m2 sẽ thu được tới 18 kg bụi/năm.
Bà Sophie Ring, nhà khoa học môi trường ở Portsmouth, Anh, nói: “Mọi người có thể khá ngạc nhiên về nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nấu nướng có thể là nguyên nhân chính gây ra bụi bẩn, hoặc các hạt bụi thường ẩn nấp trong thảm, trong các lớp vải bọc ghế, chăn màn, gối, khăn, đồ nội thất. Ngay cả khi bạn ngồi trên ghế sofa, khi bạn cựa mình lúc ngủ, các hạt bụi mịn cũng đang lơ lửng quanh bạn và bạn sẽ hít phải chúng.
Bụi mịn cũng tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử nấm mốc. Tất cả tạo thành môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Điều kiện thời tiết ẩm ướt cũng góp phần tạo điều kiện cho bụi mịn, nấm mốc phát triển.
Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng bị đánh giá là “kẻ thù” chống lại bầu không khí trong lành. Đối với những gia đình có người hút thuốc, không khí tích tụ lâu ngày độc hại đến mức trẻ em tiềm ẩn nguy cơ bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; người già có nguy cơ chịu chứng mất trí nhớ.
Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, dung môi, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Việc thường xuyên đóng kín cửa khiến không khí trong nhà khó lưu thông và dần đặc quánh lại, vô hình chung tạo nên không gian ô nhiễm khép kín, đe dọa sức khỏe con người.
Bạn thấy bài viết Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay