Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản?

Bạn đang xem: Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Mối nguy khi bị hẹp thực quản

Hẹp thực quản là tình trạng hẹp bất thường của lòng thực quản. Thực quản mất khả năng giãn nở và tình trạng này có thể khu trú hoặc lan tỏa trên toàn bộ chiều dài của thực quản.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp thực quản là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) lâu năm, khi axit dạ dày trào ngược từ dạ dày vào thực quản và gây viêm thực quản. Hoặc có thể do phẫu thuật trước đó, các thủ thuật khác trên thực quản, xạ trị, nuốt một chất ăn mòn gây hại cho thực quản…

Người bệnh khi bị hẹp thực quản thường khó nuốt , có cảm giác thức ăn bị dính hoặc cảm giác thức ăn chậm đi qua cổ họng, ngực, bụng trên.

Lúc đầu, người bệnh có thể gặp khó khăn khi nuốt thức ăn rắn, nhưng khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể gặp khó khăn cả khi nuốt chất lỏng. Bệnh nhân cũng có thể bị ợ nóng, trào ngược, đau khi nuốt, khàn giọng , đau họng, ho không rõ nguyên nhân hoặc sụt cân không chủ ý.

Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản?- Ảnh 2.

Hẹp thực quản khiến người bệnh khó nuốt, đau khi nuốt, khàn giọng…

2. Điều trị hẹp thực quản thế nào?

Các phương pháp điều trị hẹp thực quản nhằm mục đích làm giảm triệu chứng, kiểm soát biến chứng và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn của rối loạn.

Nong thực quản là phương pháp điều trị ban đầu được lựa chọn cho tình trạng hẹp thực quản lành tính có triệu chứng. Mặc dù có nhiều loại ống nong khác nhau, nhưng thường sử dụng ống nong bóng và có thể thực hiện tại thời điểm nội soi.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và độ phức tạp của tình trạng hẹp, có thể cần phải nong nhiều lần để đạt được hiệu quả giảm triệu chứng đầy đủ. Cần thận trọng vì có nguy cơ thủng khi nong thực quản.

Đối với một số bệnh nhân không đạt được hiệu quả giảm triệu chứng mặc dù đã nong thường xuyên, có thể cần tiêm corticosteroid sau khi nong để giảm tái phát hẹp hoặc đặt stent thực quản tạm thời.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp thực quản là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) lâu năm, khi axit dạ dày trào ngược từ dạ dày vào thực quản và gây viêm thực quản.

3. Các thuốc trong điều trị hẹp thực quản

Sau khi thực quản được giãn, thuốc cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị.

3.1. Thuốc ức chế bơm proton trị hẹp thực quản

– Tác dụng: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được coi là loại thuốc hiệu quả nhất để kiểm soát tác động của trào ngược dạ dày thực quản, ngăn dạ dày tiết axit và có thể giúp thực quản lành lại, ngăn tình trạng hẹp tái phát.

PPI có xu hướng hoạt động tốt nhất khi bụng đói, uống khoảng 30 – 60 phút trước khi ăn. Nếu uống PPI một lần mỗi ngày, hãy uống trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Nếu uống PPI hai lần một ngày, tốt nhất là uống liều trước bữa sáng và bữa tối.

Các thuốc bao gồm: Omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole và rabeprazole.

– Tác dụng phụ: Mặc dù PPI dung nạp tốt và được coi là an toàn, nhưng việc sử dụng rộng rãi lâu dài cũng gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, suy giảm hấp thụ vitamin B12, canxi, sắt, magiê, gãy xương hông, viêm phổi, chứng mất trí và nhiễm trùng Clostridium difficile.

Các chiến lược hiện tại tốt nhất để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn của PPI dài hạn là tránh kê đơn khi không có chỉ định và giảm liều xuống mức tối thiểu khi có chỉ định.

Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản?- Ảnh 3.

Nong thực quản được lựa chọn điều trị cho các trường hợp hẹp thực quản lành tính.

3.2. Thuốc kháng acid

– Tác dụng: Thuốc kháng acid có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn bằng cách trung hòa axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng hoặc khó tiêu.

Các thuốc bao gồm: Nhôm hydroxide, magie carbonate, magie trisilicate, magie hydroxide, calci carbonate, natri bicarbonate.

– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, táo bón, sỏi thận…

Lưu ý: Thuốc kháng acid nên được uống sau khi ăn 30 – 60 phút và trước khi đi ngủ.

Thuốc kháng acid cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như hormone tuyến giáp, thuốc chống tiểu cầu. Không khuyến khích sử dụng thuốc kháng acid cho những người bị bệnh thận hoặc nồng độ canxi trong máu cao. Những người bị rối loạn máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cũng có thể cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

3.3. Thuốc kháng thụ thể histamin H2

– Tác dụng: Thuốc kháng thụ thể histamin H2 giúp giảm lượng axit sản xuất, bao gồm: Famotidine, cimetidine, nizatidine.

– Tác dụng phụ của những loại thuốc này thường nhẹ như táo bón, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn…

3.4. Thuốc kích thích nhu động ruột

– Tác dụng: Thuốc kích thích nhu động ruột giúp kiểm soát trào ngược axit trong các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng, tăng cường cơ thắt thực quản dưới và làm cho thức ăn trong dạ dày rỗng nhanh hơn. Thuốc bao gồm: Metoclopramide, domperidone, erythromycin, cisapride…

Tác dụng phụ: Mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng phụ khác nhau. Nhìn chung, chúng có thể gây ra đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về thể chất như cử động không tự chủ và co thắt cơ.

3.5. Sucralfate

– Tác dụng: Sucralfate có thể giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nhưng nó không chữa khỏi căn nguyên gây bệnh.

– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngứa ngoài da, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu…

Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản?- Ảnh 4.

Cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

3.6. Axit alginic

– Tác dụng: Thuốc axit alginic (gaviscon) tạo một lớp bọt trên chất lỏng trong dạ dày để ngăn trào ngược.

– Tác dụng phụ: Nổi mề đay, ngứa, ăn mất ngon, yếu cơ, buồn nôn, nôn…

Lưu ý: Tránh dùng chúng cùng lúc với các loại thuốc khác bao gồm PPI. Điều này là do thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các thuốc khác. Vì vậy, nên sử dụng sau khi ăn từ 30 đến 60 phút hoặc cách các thuốc khác 2-4h và trước khi đi ngủ.

4. Lưu ý khi điều trị hẹp thực quản

Để điều trị hẹp thực quản an toàn, hiệu quả, cần thực hiện:

Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Trong thời gian dùng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm theo dõi.

Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống:

– Ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn, tránh ăn trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ.

– Tránh việc cúi người, nâng vật nặng, tập bụng, thắt lưng, tất cả đều làm tăng áp lực bụng và gây trào ngược.

– Nên giảm cân nếu đang thừa cân, vì thừa cân gây trào ngược.

– Tránh hút thuốc rượu, caffeine, sô cô la và thực phẩm chiên hoặc nhiều chất béo, có hương bạc hà.

– Nâng đầu giường lên cao bằng cách đặt gối hoặc nêm dưới phần trên của nệm, giúp giữ dịch dạ dày không trào ngược lên thực quản trong khi ngủ.

Bạn thấy bài viết Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Những thuốc nào dùng trong điều trị hẹp thực quản? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách pha màu xanh lá cây đẹp chuẩn tone nhất

Viết một bình luận