Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết?

Bạn đang xem: Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhóm bệnh nền, dễ chảy máu, có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, có bệnh đông máu, khó cầm máu, không may khi sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu mà chảy máu, cầm máu rất phức tạp.

Nhóm người béo phì, phản ứng với sốt xuất huyết rất mạnh mẽ, tỉ lệ nặng ở nhóm này cao hơn. Khi xảy ra diễn biến nặng, xử lý khó khăn hơn rất nhiều.

Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết? - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể đẻ bất cứ lúc nào. Nếu tiểu cầu giảm, nguy cơ chảy máu trong cuộc đẻ rất lớn.

Một số nhóm khác, người nhóm máu O có thể nặng hơn người nhóm máu khác; người da trắng thường nặng hơn người da vàng…nhưng chỉ là những yếu tố phụ.

Cũng theo BS Cấp, một người điều trị khỏi bệnh SXH vẫn có thể mắc lại vì có 4 túyp virus sốt xuất huyết. Nếu một người nhiễm túyp 1, ngay lập tức có thể nhiễm túyp 2.

Vì thế, mỗi người có thể nhiễm ngay lập tức, thậm chí nhiễm đồng thời. Hiện có 4 túyp, trong đời mỗi người có thể bị 4 lần.

BS Cấp nhấn mạnh: Chỉ cần bệnh nhân ở trong vùng dịch, có sốt, có tiêu chảy, buồn nôn, có thể hướng tới bị sốt xuất huyết.

Khi bị sốt xuất huyết, tùy theo pha nào của bệnh mà cần xét nghiệm các chỉ số khác nhau.

Ở pha đầu, trong 3 ngày đầu, xét nghiệm chỉ số dương tính là quan trọng, nhưng nếu ngày thứ 4 mới xét nghiệm, có thể âm tính.

Vì thế, ở một số bệnh nhân dù có sốt xuất huyết trên lâm sàng, nhưng xét nghiệm có thể âm tính, vẫn phải nghĩ là sốt xuất huyết. Xét nghiệm ngày sau lại có thể dương tính.

Khi tiếp nhận một kết quả xét nghiệm, phải hiểu rõ được tiến hành pha nào của bệnh để biết được giá trị của xét nghiệm.

Trong khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, không khuyến cáo sử dụng ibuprofen để hạ sốt, chỉ sử dụng paracetamol theo cân nặng.

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sốt rất cao trong 3 ngày đầu rồi sẽ lui sốt, hầu như không có trường hợp nào sốt kéo dài đến 5-7 ngày.

Vì thế, khi bị sốt cao do sốt xuất huyết, bên cạnh dùng thuốc paracetamol theo phác đồ, nên dùng các biện pháp vật lý như chườm ấm, cởi bỏ bớt quần áo, uống nhiều nước trái cây, nước oresol, ăn đồ loãng như cháo, sữa…

Khi bị sốt xuất huyết hãy kiên trì, từ ngày thứ 3 – thứ 4 sốt cũng sẽ lui xuống. Những ngày đầu bị bệnh, uống oresol, tất cả nước hoa quả, mọi thứ đều tốt.

Vì nếu nồng độ muối trong máu thấp, không may vào giai đoạn thoát dịch, người có nồng độ natri trong máu thấp, tốc độ thoát dịch cao hơn người khác. Vì thế, khi uống nước dừa, nên cho thêm ít muối.

Bạn thấy bài viết Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Những người như thế nào dễ có diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Viết một bình luận