Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị

Bạn đang xem: Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Thế nào là cận thị?

Cận thị là tình trạng mắt có thể nhìn rõ ở gần nhưng lại nhìn mờ ở khoảng cách xa. Người bị cận thị có xu hướng gặp khó khăn khi nhìn lên bảng ở lớp học, khi xem tivi và phim ảnh, nói chung là bất cứ thứ gì xa. Mức độ cận thị càng cao thì tầm nhìn xa của mắt càng mờ.

2. Nguyên nhân gây cận thị là gì?

Có nhiều nguyên nhân như:

  • Yếu tố di truyền (nếu bố hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ mắc bệnh của con sẽ tăng lên, nguy cơ cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị);
  • Do hoạt động mắt nhìn cận cảnh kéo dài, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu;
  • Tiếp xúc màn hình điện tử kéo dài…

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị- Ảnh 1.

Cận thị ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ. Ảnh minh họa.

3. Cận thị có nguy hiểm không?

Cận thị có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, học tập và hiệu quả làm việc. Trẻ em bị cận thị hoặc các vấn đề về thị lực khác có thể chậm phát triển khả năng đọc hoặc các kỹ năng học tập khác và gặp khó khăn trong các tương tác xã hội.

Trường hợp cận thị nặng sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa hoàng điểm , bong võng mạc, tăng nhãn áp lên gấp nhiều lần. Đây đều là những bệnh về mắt có khả năng dẫn đến mù lòa.

4. Đối tượng dễ mắc cận thị

Cận thị xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở trẻ em, học sinh, sinh viên, những người làm việc tại văn phòng phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, điện thoại hay máy tính khiến đôi mắt điều tiết liên tục, bị tổn thương và suy yếu.

5. Dấu hiệu nào giúp phát hiện trẻ bị cận thị?

Dấu hiệu sớm là trẻ hay nheo mắt để nhìn những vật ở xa, thường đi đến sát ti vi để xem, nhìn vật gì cũng có xu hướng đưa sát lại, không được nhìn chữ trên bảng, mỏi mắt, nhức mắt… Khi đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc; Khi viết nhiều chữ viết sai, thiếu…

Một thời gian sau khi bị cận thị, trẻ thường có biểu hiện mỏi mệt, không hứng thú với việc học, chép bài có nhiều lỗi, kết quả học tập sút kém. Trẻ bị cận thị nặng có thể bị lác mắt kèm theo.

6. Cách xử trí khi có dấu hiệu bị cận thị

Khi phát hiện có các dấu hiệu mắc cận thị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để được khám, chẩn đoán chính xác mức độ cận thị, loại cận thị, phát hiện và điều trị các tổn thương ở đáy mắt nếu có.

Đối với người bị cận thị nặng, ngay khi có triệu chứng của bong võng mạc như: nhìn mờ đột ngột, xuất hiện “ruồi bay”, bóng đen trước mắt, cảm giác chớp sáng trong mắt… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

7. Các phương pháp điều trị cận thị phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp hiệu quả để kiểm soát, điều trị cận thị như:

  • Đeo kính gọng thông thường,
  • Đeo kính gọng đặc biệt kiểm soát cận thị: Kính áp tròng chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm;
  • Sử dụng Atropin liều thấp tra mắt: Phẫu thuật khúc xạ.

Người bệnh lưu ý cần phải được bác sĩ chuyên khoa khám đánh giá cụ thể và tư vấn phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất. Đồng thời cần thiết khám định kỳ để theo dõi phát hiện và điều trị sớm các biến chứng có thể xảy ra.

8. Cận thị có phòng ngừa được không?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cận thị là cho trẻ đi kiểm tra mắt thường xuyên từ khi còn nhỏ. Nếu có các yếu tố nguy cơ gây cận thị nên kiểm tra mắt thường xuyên.

Ngoài ra, cần cho trẻ ngồi học đúng tư thế và giữ khoảng cách mắt an toàn với các hoạt động nhìn gần như giữ sách hoặc máy tính cách mắt ít nhất một khuỷu tay; thường xuyên nghỉ giải lao khỏi các hoạt động cường độ cao; tăng cường các hoạt động ngoài trời…

9. Chế độ dinh dưỡng có giúp phòng ngừa cận thị không?

Dinh dưỡng kém cũng một trong những yếu tố có liên quan đến sự phát triển của cận thị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn , đường tinh luyện và chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị.

Mặt khác, một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là những chất giúp tăng cường sức khỏe của mắt như các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin… có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của cận thị.

Vì vậy, ngoài việc ăn đủ chất, chúng ta nên bổ sung các thực phẩm này để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt, trong đó có cận thị.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị- Ảnh 3.

Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt khi có dấu hiệu cận thị. Ảnh minh họa.

10. Đông y có chữa được cận thị không?

Các bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị cận thị, tăng cường lưu thông máu, bổ mắt, tăng cường thị lực, giảm bớt các triệu chứng khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ…

Tuy nhiên, vì cận thị có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng đối với thị lực nên các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo, người bệnh không nên chủ quan, cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá cụ thể và có phương pháp can thiệp phù hợp.

11. Chi phí khám và điều trị cận thị như thế nào?

Chi phí khám mắt cơ bản tại các cơ sở y tế chuyên khoa dao động từ 150.000 đồng – 500.000 đồng. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào chỉ định thêm cần thiết khác của bác sĩ. Nếu người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.

Về điều trị, dựa trên kết quả đánh giá mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định biện pháp phù hợp.

Bạn thấy bài viết Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Những câu hỏi thường gặp liên quan đến cận thị của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  ‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông

Viết một bình luận