Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

Bạn đang xem: Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Chị Nguyễn Thị Mai Anh (Hà Nội) đưa con gái 4 tuổi đi cấp cứu trong đêm sau nhiều ngày sốt cao không hạ, lì bì, co giật.

Trước đó 4 ngày bé ốt, thở khò khè kèm biếng ăn, gia đình nghĩ con cảm cúm thông thường nên không đi khám mà mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống. Tuy nhiên, tình trạng bé không thuyên giảm mà ngày càng nặng lên, phải nhập viện cấp cứu.

Sau nhiều xét nghiệm trẻ được chẩn đoán mắc cúm B, kèm theo viêm phổi, nguy cơ viêm não, chỉ định nhập viện điều trị.

Cháu trai 6 tuổi của bà Nguyễn Thị Lan Anh (64 tuổi, ở Hà Đông) cũng nhập viện sau 5 ngày sốt cao không hạ. Bố mẹ đi công tác, bé được bà nội chăm. Thấy cháu sốt, ho, bà chủ quan cho rằng bé trai bị cúm mùa thông thường, điều trị ở nhà sẽ khỏi.

Ngày thứ 5 sốt, bé trai xuất hiện tình trạng sốt theo cơn, nôn nhiều, lì bì. Lúc này bà mới đưa cháu đi viện thăm khám. Bác sĩ kết luận trẻ mắc cúm B.

Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết - Ảnh 1.

Trẻ em nhập viện vì mắc cúm B gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, Giám đốc Bệnh viện An Việt (Hà Nội) cho biết, số trẻ nhập viện vì cúm B thời gian qua có chiều hướng tăng.

Cúm B là loại cúm mùa (4 type A, B, C, D), loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch COVID-19 các nghiên cứu cho thấy, cúm B chiếm khoảng 40%, cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa.

Virus cúm B rất ít thay đổi và thay đổi chậm hơn so với virus cúm A. Thời điểm giao mùa xuân hè là lúc cúm mùa hoành hành, trong đó có cúm B.

Cũng như cúm A, cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bắn chứa virus rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt sẽ nhiễm bệnh.

Thời gian ủ bệnh của cúm B là từ 1 ngày đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể thời gian ủ bệnh lâu hơn.

Khi bị mắc cúm B, các triệu chứng cũng giống như bị cúm A gồm: Sốt, ho khan, đau rát họng, đau đầu, đau mỏi người. Ở một số trẻ sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Theo PGS.TS Hoài An, phần lớn các trường hợp trẻ bị cúm B nhẹ và tự khỏi, nhưng virus cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Một số trẻ gặp biến chứng hiếm nặng hơn là viêm não, viêm cơ tim, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan.

Vị chuyên gia khuyên cha mẹ cần theo dõi nếu trẻ mắc cúm B, khi thấy các biểu hiện dưới đây cha mẹ nên cho bé nhập viện:

– Trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng không hạ. Trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm.

– Trẻ thở nhanh, thở bất thường: Thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp.

– Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao)

PGS Hoài An khuyến cáo, vào thời điểm giao mùa nhạy cảm, phụ huynh cần để ý chăm sóc trẻ thật tốt, đặc biệt là trẻ nhỏ. Phụ huynh cần tăng cường dinh dưỡng cho con để tăng sức đề kháng và nên tiêm phòng cúm cho trẻ là biện pháp hữu ích nhất.

Bạn thấy bài viết Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  4 điểm cần lưu ý khi uống ly nước đầu tiên vào buổi sáng nếu không muốn bệnh tật tìm đến!

Viết một bình luận