Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Bạn đang xem: Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, khoảng chiều tối và đêm 25/11, không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Ngày 26/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Bộ, trời chuyển rét, nhiệt độ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.

Thời tiết trở lạnh, tắm nước ấm là một thú vui. Sau đó, bạn leo lên chiếc giường ấm áp và không có gì thoải mái hơn thế.

Mặc dù vậy, chuyện tắm rửa vào mùa đông cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để tránh ốm yếu cũng như phòng chống đột quỵ nhé.

Khi tắm trong thời tiết lạnh, hãy lưu ý 5 điểm

1. Chú ý thứ tự tắm đúng cách

Khi tắm, chú ý không gội đầu trước tắm mà nên làm ngược lại để ngăn ngừa các vấn đề về não. Nguyên nhân bởi thời tiết lạnh làm huyết áp thay đổi rất nhiều trước và sau khi tắm, dễ gây đột quỵ.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này- Ảnh 1.

Cách tắm thông thường sẽ là rửa mặt trước, sau đó xả sạch cơ thể và cuối cùng là gội đầu. Trình tự này có thể giảm thiểu tình trạng khó chịu về tim mạch và mạch máu não, đồng thời ngăn ngừa lưu lượng máu kém. Nó cũng phù hợp với những người có bệnh lý tiềm ẩn như đau tim, đột quỵ.

2. Nhiệt độ nước tắm không nên quá cao

Khi cơ thể lạnh, các mạch máu sẽ co lại, huyết áp sẽ tăng lên. Khi bạn vào phòng tắm và bắt đầu tắm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng, huyết áp sẽ cao hơn khi cơ thể đã quen. Khi nhiệt độ nước tăng lên, huyết áp của bạn sẽ bắt đầu giảm, rất dễ gây đột quỵ.

Hãy nhớ nước tắm cần ấm chứ không nóng. Nhiệt độ của nước tắm có thể dựa trên nhiệt độ cơ thể. Nếu là mùa hè, có thể thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Nếu là mùa đông có thể cao hơn nhiệt độ cơ thể một chút, trong khoảng 38-40 độ C. Tất nhiên tiêu chuẩn này không phải tuyệt đối, chỉ phù hợp với số đông.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này- Ảnh 2.

Ngay cả khi bạn cho rằng mình khỏe mạnh thì khi đã ngoài 40 tuổi, điều quan trọng là phải giữ nhiệt độ phòng tắm ấm khi đi tắm. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, tốt nhất nên giữ nhiệt độ phòng tắm ở mức khoảng 25 độ C.

3. Thời gian tắm không nên quá dài

Tốt nhất nên kiểm soát thời gian tắm trong vòng 10-15 phút vào mùa lạnh. Không nên tắm quá 20 phút vì tắm quá lâu sẽ phá hủy sự cân bằng dầu của da, gây khô, nứt nẻ, dễ bị bong tróc, ngứa.

4. Không dùng lực quá mạnh khi tắm

Là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người, da là tuyến tự vệ đầu tiên. Nếu da được làm sạch thường xuyên, tuyến bã nhờn sẽ không có thời gian tiết ra đủ dầu, dẫn đến da khô, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí có thể làm giảm sức đề kháng của da, gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh về da.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này- Ảnh 3.

5. Người già, trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý

Trẻ em nên tắm 2-3 lần/tuần, vì da trẻ đang phát triển và độ dày chỉ bằng 1/3 so với người lớn. Tắm thường xuyên sẽ khiến da bị khô và ngứa nhiều hơn. Khuyến cáo nhiệt độ nước tắm nên dưới 38 độ, mỗi lần tắm không quá 10 phút. Bạn có thể làm nóng phòng trước khi tắm để tránh bị cảm lạnh.

Người cao tuổi nên tắm mỗi tuần 1 lần, hoặc 2-3 lần trong nửa tháng. Thời gian tắm không quá 5 phút, nhiệt độ nước không quá 40 độ và không nên di chuyển quá nhiều.

Người cao tuổi có bệnh lý nền phải kiểm soát nhiệt độ khi tắm, đồng thời tăng nhiệt độ phòng tắm trước, uống một cốc nước ấm 100ml sau khi tắm, tránh bị ngã và cảm lạnh.

Những thời điểm không thích hợp để đi tắm

1. Tắm khi bụng đói

Không tắm khi bụng đói nhưng sau khi ăn, bạn cũng không nên đi tắm ngay. Tốt nhất, bạn nên nghỉ ngơi trong 1 giờ.

Tắm sau bữa ăn, thứ nhất có thể cung cấp đủ năng lượng. Thứ hai, nó có thể tránh được tình trạng suy nhược, chóng mặt, sốc và những khó chịu về thể chất khác do đói gây ra.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này- Ảnh 4.

2. Tắm sau khi ăn quá nhiều

Không nên tắm ngay sau khi ăn no. Nhu động ruột trong lúc ăn no cần một lượng máu lớn để tiêu hóa. Tuy nhiên, khi tắm, máu sẽ truyền đến bề mặt cơ thể, lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa sẽ bị giảm đi, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Lâu dần có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.

3. Tắm sau khi uống rượu

Dưới sự kích thích của rượu, mạch máu sẽ giãn ra một chút. Kết quả của sự giãn nở là huyết áp giảm. Tắm trong tình huống này có thể khiến huyết áp giảm đáng kể hơn khi máu được truyền đến bề mặt cơ thể. Huyết áp hạ thấp cho thấy nguồn cung cấp máu có thể không đáp ứng được sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể, dẫn đến bị ngất lúc này.

4. Tắm sau khi tập thể dục

Không tắm nước nóng ngay sau khi tập thể dục vì nước nóng sẽ khiến các mạch máu ở cơ và da giãn ra, càng làm tăng lượng máu đến cơ, da. Điều này khiến cho lượng máu cung cấp cho các cơ và da không đủ, đặc biệt là tim, não.

Đối với những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch vành, việc cung cấp máu cho tim và não không đủ có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não cấp tính.

5. Tắm khi bị yếu người, cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, thấy người yếu, việc tắm có thể xảy ra tai nạn, các vấn đề sức khỏe thêm nặng hơn. Do đó nên đợi người khỏe lại rồi mới tắm.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này- Ảnh 5.

6. Tắm sau khi massage

Chườm nước nóng lên da khi tắm sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trên bề mặt cơ thể và gây tắc nghẽn trên bề mặt cơ thể. Tương tự như vậy, trong quá trình xoa bóp, khi khí và máu bão hòa bề mặt cơ thể trong thời gian ngắn. Nó cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy tương đối ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây chóng mặt, buồn nôn và các cảm giác khó chịu khác, thậm chí là ngất xỉu.

Người già, người có sức khỏe kém nên cẩn thận hơn trước và sau khi massage để ngăn ngừa sự khởi phát của các bệnh về tim mạch, mạch máu não.

7. Tắm sau khi giác hơi

Không tắm ngay sau khi giác hơi. Da nhạy cảm và mỏng manh hơn sau khi giác hơi. Tắm vào thời điểm này rất dễ khiến da bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.

8. Tắm sau khi tiêm insulin

Người mắc bệnh tiểu đường không nên tắm ngay sau khi tiêm insulin. Tắm có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình hấp thụ insulin, dễ bị hạ đường huyết và chóng mặt. Tốt nhất, bạn nên tắm nửa giờ sau tiêm insulin.

Bạn thấy bài viết Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Nước ép củ dền có tác dụng gì? Cách làm nước ép củ dền ngon tại nhà

Viết một bình luận