Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần

Bạn đang xem: Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh rất phổ biến hiện nay và cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch. Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2021 có 537 triệu người đang bị đái tháo đường.

Mới đây, tại một cuộc hội thảo xung quanh chủ đề đột quỵ, ThS.BS Nguyễn Văn Mùi – khoa Nội tiết Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường thực chất là biến chứng mạch máu. 

Tuỳ thuộc vào vị trí và độ lớn của mạch máu, có thể chia thành biến chứng mạch máu lớn hoặc biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng mạch máu lớn xảy ra ở tim, não, chân, tay, vùng ngoại biên.

Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần - Ảnh 3.

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh rất phổ biến hiện nay và cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch. Ảnh minh hoạ

Theo thời gian, do lượng đường trong máu tăng cao, kéo theo các biến chứng khác như rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, tổn thương các mạch máu dẫn đến hẹp, xơ vữa, tắc mạch máu, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Biến chứng đột quỵ do bệnh tiểu đường xảy ra ở não gây tắc, vỡ mạch máu não gọi chung là đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Lý do xảy ra tình trạng này là do những người bị tiểu đường thường kèm theo rối loạn mỡ máu, huyết áp cao,… lớp nội mạc mạch máu (lớp bên trong của thành mạch máu) bị tổn thương, trở lên không được trơn tru dễ làm cho tế bào tiểu cầu bám vào đó, lâu ngày hình thành cục máu đông, gây tắc mạch máu não, dẫn tới tai biến.

G:\BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP\5. Ảnh\d76ff19764f8c6a69fe99.jpg

ThS.BS Nguyễn Văn Mùi tư vấn các biến chứng của bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Giang Hà

Người bị tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần và khả năng hồi phục lâu hơn người bình thường.

Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tắc mạch tim ở người mắc bệnh đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Người mắc bệnh tiểu đường khi bị nhồi máu cơ tim triệu chứng có thể không rõ ràng, không đau như người bình thường. Thậm chí nhiều trường hợp không có triệu chứng, do hệ thần kinh cảm giác cảm nhận lâu ngày bị rối loạn do biến chứng bệnh tiểu đường.

Ở vùng ngoại biên, người bệnh tiểu đường có thể bị tắc, hẹp và hay gặp nhất là hai chi dưới gây thiếu máu, hoại tử chi. Trường hợp người bị đái tháo đường lâu năm, nếu không kiểm soát tốt gây xơ vữa, tắc mạch khiến máu không thể lưu thông, có thể phải tháo khớp chân, khớp tay hoặc cắt cụt chân, cụt tay.

Người mắc bệnh tiểu đường dẫn tới biến chứng mạch máu nhỏ thường gây suy thận mạn hoặc tổn thương ở đáy mắt, dẫn tới mù loà.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Mùi, biến chứng từ bệnh tiểu đường gây ra là vô cùng nặng nề. Vì vậy, để phòng tránh biến chứng chúng ta cần kiểm soát tốt một cách toàn diện và đồng bộ: đường máu, huyết áp, mỡ mãu, không hút thuốc, đồng thời cần thăm khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường, điều trị và kiểm soát sớm là vô cùng quan trọng nhằm kiểm soát sớm bệnh và dự phòng biến chứng.

Những người trong gia đình có người thân ruột thịt (bố, mẹ, anh chị em ruột) đã bị tiểu đường sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần - Ảnh 5.

Người thừa cân, béo phì, người ít vận động, người bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu cũng phải quan tâm và phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, đối với những người thừa cân, béo phì, người ít vận động, người bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu cũng phải quan tâm và phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Phụ nữ mang thai đã từng bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ bị tiểu đường tuyp 2 khi bước sang tuổi trung niên hoặc về già. Tất cả những người với yếu tố nguy cơ như trên cần được tầm soát sớm bệnh tiểu đường, sau khi tầm soát lần đầu nếu chưa bị tiểu đường, tùy mức độ nguy cơ bác sĩ sẽ xây dựng chiến lược tầm soát phù hợp cho từng người bệnh.

ThS.BS Nguyễn Văn Mùi nhấn mạnh, bệnh tiểu đường được xem là kẻ giết người thầm lặng vì phần lớn người bệnh không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và biến chứng âm ỉ qua thời gian. Từ đó gây ra biến chứng, hệ luỵ nặng nề dẫn tới tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù loà.

Phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ là cách phòng tránh hoặc làm chậm diễn tiến các biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn thấy bài viết Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Khoai lang màu gì bổ dưỡng nhất?

Viết một bình luận