Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì… ngáp

Bạn đang xem: Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì… ngáp tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Hùng Vương cho biết đã điều trị thành công cho bệnh nhân bị trật khớp thái dương hàm sau khi gặp phải tình huống hi hữu khi chỉ đơn giản là… ngáp.

Bệnh nhân là cô S. (56 tuổi, trú tại khu vực Kim Xuyên, Tuyên Quang). Sau một cú ngáp to, cô đột ngột cảm thấy đau nhói ở vùng quai hàm và không thể ngậm miệng lại bình thường. Ngay sau đó, cô đã tới bệnh viện để được thăm khám.

Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì... ngáp - Ảnh 2.

Bác sĩ nắn chỉnh thành công cho bệnh nhân bị trật khớp thái dương hàm. Ảnh: BVCC

Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa đã xác định cô bị trật khớp thái dương hàm hai bên, một tình trạng thường hiếm gặp nhưng có thể xảy ra khi vận động quá mạnh hoặc đột ngột ở vùng hàm. 

Với chuyên môn và kinh nghiệm của mình, bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện thủ thuật nắn trật khớp thái dương hàm. Chỉ sau vài phút, tình trạng của cô đã được cải thiện, hàm trở lại vị trí bình thường và có thể cử động mà không còn đau đớn.

Bác sĩ lưu ý bệnh nhân sau khi được nắn trật khớp hàm sẽ cần phải tránh há miệng quá to, ăn thức ăn mềm khoảng 2 tuần để tránh tái phát sớm.

Trật khớp thái dương hàm là gì

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt. Khớp bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương và các thành phần trung gian khác như là bao khớp, đĩa khớp và dây chằng khớp. Khớp thái dương hàm có cấu trúc phức tạp và giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động ăn uống, nói chuyện của con người.

Trật khớp thái dương hàm hay còn gọi là sái quai hàm là tình trạng mất cân bằng giữa khớp xương hàm dưới và khớp xương thái dương khiến hoạt động đóng mở miệng, nhai nuốt trở nên khó khăn và xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Cần làm gì khi bị trật khớp thái dương hàm

Biểu hiện của trật khớp thái dương hàm là hàm dưới lệch sang một bên hoặc trề ra phía trước, người bệnh khó khăn trong việc đóng, mở miệng, thậm chí không thể khép miệng lại. 

Người bị trật khớp thái dương hàm có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau nhức khớp hàm, đau đầu, hàm dưới bị lệch sang một bên, má bên lành bị hóp lại, má bên trật sẽ dẹt, miệng không há được to.

Tuy trật khớp là một bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức trong quá trình ăn uống, sinh hoạt và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn bị trật khớp thái dương hàm dẫn đến mất đối xứng khuôn mặt, bạn nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt để được điều trị.

Bạn thấy bài viết Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì… ngáp có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì… ngáp bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì… ngáp của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Viết một bình luận