Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn

Bạn đang xem: Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Ông N.V.H, 51 tuổi, trú tại Long An, nhập Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An trong tình trạng nguy kịch sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Vết thương ở mu bàn tay trái sưng tấy nghiêm trọng, máu chảy không ngừng kèm theo các triệu chứng nặng ngực, khó thở, tê tay và môi.

Theo người nhà cho biết, sau khi bị rắn cắn, ông H. đã tự đắp lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian tại nhà với hy vọng giảm đau và sưng. Tuy nhiên, tình trạng không những không cải thiện mà còn ngày càng xấu đi.

Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn - Ảnh 2.

Khi nhập viện, các bác sĩ ghi nhận người bệnh trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt và rối loạn đông máu nặng. Ngay lập tức, ông được chuyển đến Khoa Hồi sức Tích cực (ICU), dùng thuốc vận mạch, truyền huyết thanh kháng nọc rắn, huyết tương tươi đông lạnh.

Sau hai ngày điều trị tích cực, tình trạng người bệnh dần ổn định, các chỉ số xét nghiệm trở lại bình thường, và vết thương cải thiện rõ rệt. Ông được chuyển qua Khoa Nội Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và đã xuất viện về với gia đình trong tình trạng khỏe mạnh.

Cần làm gì khi bị rắn cắn

Ở Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ là loại thường gặp nhất. Người bệnh sau vài phút bị rắn cắn sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6h phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ… Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.

ThS.BS. Nguyễn Công Vân – Trưởng khoa Nội Tim Mạch cho biết, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu bị rắn độc cắn đúng cách là vô cùng cần thiết. Các phương pháp sơ cứu gồm:

– Cho người bệnh nằm hoặc ngồi, hạn chế vận động nhất là chi bị cắn.

– Không đặt garo, không rạch, hút, không đắp thuốc lá cây lên vết cắn. Băng cố định chi bị cắn bằng băng thun hoặc vải, không băng quá chặt (chi phải còn hồng, ấm, còn mạch đập). 

– Nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có kinh nghiệm điều trị rắn cắn, càng sớm càng tốt (tối đa là 4h tính từ thời điểm bị cắn).

Ngoài ra, BS. Vân khuyến cáo người dân cần phải thận trọng, có bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất, nên thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ. 

Nếu bị rắn cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn thấy bài viết Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  7 loại vitamin, khoáng chất ngừa rụng tóc và tăng độ khỏe đẹp

Viết một bình luận