Ông Trương (51 tuổi, ở Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu vì lên cơn đột quỵ trong đêm. Gia đình cho biết, trước khi nhập viện, khoảng 10 giờ tối, ông Trương đi tắm nước nóng để thư giãn cơ thể, giúp ông dễ ngủ hơn.
Sau khi tắm xong, ông Trương đột nhiên nói cảm thấy chóng mặt, mất sức rồi ngã xuống sàn nhà. Gia đình ngay lập tức gọi cấp cứu và đưa ông Trương đến bệnh viện địa phương. Tại bệnh viện, ông Trương được chẩn đoán bị đột quỵ. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng ông Trương đã không thể qua khỏi.
Ảnh minh họa
Bác sĩ điều trị tại bệnh viện cho biết, thói quen tắm ít khi gây ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch của người khỏe mạnh. Tuy nhiên, rất có thể ông Trương đã mắc sẵn bệnh lý tim mạch như huyết áp, mỡ máu,… mà không được tầm soát và điều trị kịp thời. Sau đó, ông Trương lại tắm vào buổi tối muộn, khiến huyết áp dao động đột ngột, từ đó gây ra đột quỵ não và tử vong.
Theo bác sĩ, hiện nay thời tiết đã chuyển sang mùa lạnh. Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường hạ xuống thấp, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh.
Do đó, tắm vào thời điểm này có thể khiến các mạch máu trong cơ thể co lại khi tiếp xúc với môi trường lạnh. Điều này có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột, làm tăng gánh nặng cho tim, gây ảnh hưởng tới lượng máu lưu thông trong cơ thể và lượng máu lưu thông lên não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở người trung niên, người cao tuổi, hoặc những người mắc bệnh lý tim mạch.
Làm sao để tránh đột quỵ khi tắm đêm?
Ảnh minh họa
Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh tình trạng đột quỵ trong khi tắm đêm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên:
– Tạo thói quen tắm sớm, không tắm quá muộn nhất là sau 22h
– Lau khô người, sấy tóc trước khi ngủ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh
– Không tắm ngay sau khi ăn hoặc ăn quá no hoặc quá đói
– Tránh dội nước lên người đột ngột, nhất là khi tắm nước lạnh, hãy bắt đầu dội nước xuống hai chân, đến 2 tay rồi mới đến người và đầu
– Dành thời gian tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tắm ngay sau khi tập
– Phòng tắm phải kín để tránh gió lùa
Ngoài ra, một lưu ý quan trọng đó là người bệnh không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ví dụ như tắm nước quá nóng trong khi thời tiết lạnh hoặc mới vận động xong và cơ thể thở còn đang nóng đã tắm nước lạnh ngay. Bởi chính những sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên tắm với nhiệt độ tương thích và gần hơn với nhiệt độ môi trường.
Cách xử lý khi bị khi bị đột quỵ trong lúc tắm
Nếu không may bị đột quỵ, bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê buốt vùng đầu, đột nhiên cảm thấy mất sức, tê mặt hoặc một nửa khuôn mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu.
Trong trường hợp nhẹ, bạn cần nhanh chóng mặc quần áo để giữ ấm cơ thể. Sau đó đo huyết áp để xác định mình bị tăng hay giảm huyết áp. Đồng thời thông báo ngay cho người nhà để nhờ trợ giúp .
Nếu người bị đột quỵ có dấu hiệu mất ý thức, người nhà cần gọi cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí tử vong.
Bạn thấy bài viết Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay