Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốt cao, vùng cổ trái sưng đau, bề mặt căng. Trải qua 10 ngày điều trị tích cực khối áp xe của bệnh nhân giảm sưng nề, không còn tấy đỏ.
Sau khi bác sĩ chọc dịch ổ áp xe để làm xét nghiệm cấy khuẩn thì phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Sau đó bệnh nhân được chích rạch ổ áp xe.
Một ngày sau đó, bệnh nhân được chuyển khoa, cách ly và điều trị tích cực với kháng sinh liều cao, truyền khối hồng cầu, huyết tương tươi và đạm nuôi dưỡng. Hiện tại bệnh nhân còn sốt nhẹ, tại vị trí chích rạch cổ và lưng trái còn sưng nề…
Bệnh nhân được chích rạch ổ áp xe. Ảnh: BVCC
Theo Đại tá TS.Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Whitmore là bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này có trong đất và nước thuộc các vùng nhiệt đới, nhất là khu vực Đông Nam Á và Bắc Úc. Con người và loài vật khác bị nhiễm bệnh do phơi nhiễm với vi khuẩn này trong môi trường.
Nguyên nhân gây bệnh Whitmore là 1 loại trực khuẩn gram âm tồn tại trong các môi trường đất, nước, không khí (bụi) ở các điều kiện môi trường khác nhau. Bệnh lây chủ yếu qua đường da, niêm mạc xây xát khi tiếp xúc với vi khuẩn có trong đất, nước, chất bẩn khi tiếp xúc mà không có phương tiện bảo hộ (những người làm việc trên các đồng ruộng, những người tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn…).
6 dấu hiệu điển hình của bệnh Whitmore
– Sốt: >39 độ C
– Mệt mỏi.
– Các biểu hiện nặng của sốc nhiễm khuẩn: Mạch nhanh, nhỏ khó bắt hoặc rất chậm. Huyết áp tụt, kẹp, không đo được.
– Có biểu hiện giống lao phổi với sốt, sụt cân, ho có đờm, có khi ho ra máu, thâm nhiễm thùy trên phổi có hoặc không tạo hang trên phim X quang.
– Thường có diễn biến lở loét, hoại tử lan rộng (nên người dân gọi là bệnh do vi khuẩn ăn thịt người)
– Triệu chứng và dấu hiệu của viêm khớp và viêm xương tủy xương có thể là biểu hiện ban đầu khiến bệnh nhân nhập viện điều trị. Theo đó, khớp gối là vị trí nhiễm trùng thường gặp nhất, sau đó là mắt cá chân, khớp hông và khớp vai.
Ảnh minh họa
Để phòng ngừa bệnh Whitmore, các bác sĩ khuyến cáo:
– Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ. Nên mang ủng, găng tay khi đi xuống ruộng với những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn đất, nước bẩn.
– Khi có vết thương hở, vết loét,… cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
– Đặc biệt, những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Bạn thấy bài viết Người đàn ông 50 tuổi bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể được cứu sống có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người đàn ông 50 tuổi bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể được cứu sống bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Người đàn ông 50 tuổi bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể được cứu sống của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay