Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và ‘sống chung’ với bệnh

Bạn đang xem: Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và ‘sống chung’ với bệnh tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bệnh tiểu đường khi nào nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.

Khi cơ thể bị tăng glucose trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh… nếu không đường điều trị sớm

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, có thể chia làm 3 loại chính bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Tiểu đường tuýp 2 được biết đến như tiểu đường không phụ thuộc insulin. Tiểu đường tuýp 3, còn được gọi là tiểu đường thai kỳ, là tình trạng glucose máu tăng trong quá trình mang thai ở phụ nữ không có tiền sử tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Trong số người mắc bệnh tiểu dường thì có khoảng 5 – 10% người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xuất phát từ phản ứng tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự tấn, phản ứng này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường xuất hiện nhanh chóng và thường được phát hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.

Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 sẽ cần dùng insulin mỗi ngày để sống sót. Hiện tại, chưa có cách nào để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2

Có khoảng 90 – 95% người bệnh mắc bệnh đái tháo đường thuộc tuýp 2. Bệnh xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả và không thể duy trì mức đường huyết ở mức bình thường. Bệnh này phát triển theo thời gian và thường được chẩn đoán ở người trưởng thành (nhưng cũng ngày càng phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên). 

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn thông qua các thay đổi lối sống lành mạnh, như: Giảm cân, ăn thực phẩm lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao…

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển ở phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh đái tháo đường trước đây. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe của thai nhi tăng lên. 

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau khi thai nhi ra đời. Tuy nhiên, nó cũng tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Thai nhi của bạn có khả năng phát triển béo phì ở thời niên thiếu và mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 sau này trong cuộc đời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Nhìn chung, người bệnh tiêu đường thường có những biểu hiện chung như: Khát và đói quá mức; đi tiểu thường xuyên; buồn ngủ hoặc mệt mỏi; da ngứa khô; nhìn mờ; vết thương chậm lành…

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường type 2 có thể tạo ra các mảng tối ở nếp gấp của da ở nách và cổ. Vì bệnh tiểu đường type 2 thường mất nhiều thời gian hơn để chẩn đoán, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán, như đau hoặc tê ở bàn chân.

Bệnh tiểu đường type 1 thường phát triển nhanh hơn và có thể gây ra các triệu chứng như giảm cân hoặc nhiễm toan ceton do bệnh đái tháo đường (tên tiếng Anh là diabetic ketoacidosis), thể xảy ra khi người bệnh có lượng đường trong máu rất cao, nhưng ít hoặc không có insulin trong cơ thể.

Các triệu chứng của cả hai loại bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhìn chung type1 xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Type 2 xảy ra ở những người trên 45 tuổi. Nhưng ngày nay, có nhiều người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 do lối sống ít vận động và tăng cân.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để sống chung với bệnh?

Bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên… bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1 bạn sẽ điều trị bắt buộc dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại, vì do cơ thể của bạn không tự sản xuất insulin. Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, nếu có thể kiểm soát tình trạng của bạn bằng thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, bao gồm insulin hoặc metformin, để kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi bạn bị đái tháo đường bạn sẽ cần theo dõi nghiêm túc chế độ ăn uống của mình để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá cao. Điều này thường có nghĩa là theo dõi lượng carbohydrate cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một phác đồ điều trị để giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn thấy bài viết Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và ‘sống chung’ với bệnh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và ‘sống chung’ với bệnh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và ‘sống chung’ với bệnh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

See more good articles:  Code Lifting Titans mới nhất 2022, Cách nhập Codes

Leave a Comment