Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bún không?
Người bệnh tiểu đường được khuyên nên chọn thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết khi bạn ăn bất cứ một loại thực phẩm nào) thấp, trung bình vì chúng ít tác động đến đường huyết sau khi ăn. Và bún cũng là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách này.
Ảnh minh họa
Thông thường bún sẽ được chế biến từ bột của gạo tẻ có chứa rất nhiều dinh dưỡng. Có thể kể đến như là: Protein, Glucid, Cellulose, Calci, Phospho, sắt và các loại vitamin B1, B2…
Với chỉ số đường huyết xấp xỉ 26,5 cho nên khá phù hợp với mọi đối tượng, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mặc dù vậy lượng đường đơn carbohydrate là khá nhiều sẽ làm đường huyết tăng nhanh. Vì vậy, nếu người bệnh ăn bún với một lượng hạn chế sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, nhưng ăn nhiều hơn có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn.
7 việc nên và không nên khi ăn bún để tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Không ăn bún thường xuyên
Trong bún có chứa nhiều carbohydrate tinh chế, dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Chính vì vậy, người bệnh không nên ăn quá nhiều bún mà chỉ ăn khoảng 3 – 4 lần/tuần. Tần suất này vừa giúp người bệnh đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn vừa tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
Không ăn bún kèm quá nhiều thịt
Hạn chế ăn kèm thịt đỏ như bò, thịt lợn nhiều mỡ: Trong thịt đỏ và thịt lợn nhiều mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa. Khi kết hợp cùng bún dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn.
Người bệnh tiểu đường nên chọn ăn bún gạo lứt. Ảnh minh họa
Hạn chế ăn bún cùng nước hầm xương
Nước hầm xương thường được nấu lâu, do đó sẽ sản sinh ra nhiều chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa. Chính vì vậy, thay vì sử dụng cùng nước hầm xương khi ăn bún, người bệnh tiểu đường có thể ăn bún trộn kết hợp với hải sản, cá, nấm, rau củ… Vừa ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết.
Nên ăn bún gạo lứt
Gạo lứt có chỉ số đường huyết là 68 thấp hơn so với chỉ số đường huyết là 73 của gạo trắng. Chính vì vậy, người bị tiểu đường ăn bún gạo lứt sẽ có chỉ số đường huyết thấp hơn và tốt hơn so với bún gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ và magie cao, giúp làm giảm đáng kể lượng đường máu sau ăn và giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
Nên ăn bún kèm chất xơ, rau xanh
Trong bún gần như không có chất xơ, đây là một nguyên nhân làm tăng sự hấp thụ đường glucose ở niêm mạc ruột và khiến lượng đường máu tăng sau ăn. Các chất xơ có trong rau có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose máu. Nhờ đó, lượng đường máu sau ăn sẽ giữ được ở mức ổn định.
Nên mua bún ở nơi uy tín
Do bún thường được cho thêm các chất hàn the, tẩy trắng, chất huỳnh quang,… để làm tăng độ dai và trắng của bún. Vì vậy, khi mua bún, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở bán uy tín, đảm bảo chất lượng để mua.
Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, một ngày nên kiểm tra ít nhất 3 lần vào các thời điểm: lúc đói, sau khi ăn và đi ngủ. Nếu thấy đường huyết luôn tăng sau khi ăn bún, người bệnh nên hạn chế lại tần suất ăn bún, ăn kèm thêm nhiều rau…
Bạn thấy bài viết Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay