1. Lợi ích sức khỏe của việc ăn cà rốt
Một nghiên cứu mới cho thấy việc ăn cà rốt non ba lần một tuần đã làm tăng đáng kể lượng carotenoid trên da ở người trẻ tuổi. Mức độ của các chất dinh dưỡng thực vật này thậm chí còn được tăng cường hơn nữa khi món ăn nhẹ lành mạnh này được kết hợp với vitamin tổng hợp có chứa carotenoid beta carotene. Những phát hiện này được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 vừa qua tại Chicago.
Nhìn chung, cà rốt rất tốt vì chúng chứa nhiều chất xơ , vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hỗ trợ khả năng miễn dịch; hỗ trợ sức khỏe mắt, tim, thận, gan và cung cấp các lợi ích sức khỏe khác. Tham khảo hàm lượng dinh dưỡng trong 100 g cà rốt ở bảng sau:
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 g cà rốt | |
Calo | 41 kcal |
Carbohydrate | 9,58 |
Protein | 0,93 g |
Chất béo | 0,24 g |
Vitamin A | 835 microgam |
Vitamin C | 5,9 miligam |
Vitamin E | 0,66 miligam |
Kali | 320 miligam |
Natri | 69 miligam |
Canxi | 33 miligam |
Phốt pho | 35 miligam |
Magie | 12 miligam |
Cà rốt có rất nhiều chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những điểm nổi bật:
Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Cà rốt chứa chất chống oxy hóa, đã được chứng minh là có tác dụng chống lại các gốc tự do có hại gây tổn hại tế bào trong cơ thể có thể góp phần gây ung thư. Hai loại chất chống oxy hóa chính trong cà rốt là carotenoid và anthocyanin. Carotenoid làm cho cà rốt có màu cam và vàng, trong khi anthocyanin tạo ra màu đỏ và tím.
Có ích cho sức khỏe tim mạch : Tất cả những chất chống oxy hóa trong cà rốt tốt cho tim, kali trong cà rốt cũng giúp kiểm soát huyết áp. Cà rốt đỏ còn có lycopene, giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn cà rốt với việc giảm cholesterol.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C trong cà rốt giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ hệ thống miễn dịch. Vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ, sử dụng sắt và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Giảm táo bón: Nếu gặp khó khăn khi đi vệ sinh, hãy thử nhai một ít cà rốt sống. Lưu ý uống đủ nước mỗi ngày và với hàm lượng chất xơ cao, chúng có thể giúp giảm táo bón và giúp đi tiêu đều đặn.
Giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường: Chất xơ trong cà rốt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bằng chứng cho thấy chứa nhiều vitamin A và beta carotene, cà rốt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Củng cố xương: Cà rốt có canxi và vitamin K, rất quan trọng cho sức khỏe của xương.
Giúp giảm cân: Cà rốt có rất ít calo trong mỗi khẩu phần. Ngoài ra, chất xơ trong cà rốt có thể giúp cảm thấy no, do đó hạn chế ăn nhiều, giảm lượng calo tổng thể và hỗ trợ giảm cân.
Tốt cho răng và nướu: Cà rốt có thể giúp chà sạch răng khi nhai, loại bỏ sự tích tụ mảng bám có hại khỏi men răng, góp phần loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt răng.
Lợi ích của cà rốt cho làn da: Cà rốt chứa beta carotene, một sắc tố mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A là chất dinh dưỡng giúp duy trì làn da khỏe mạnh và nếu không có đủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về da như tăng sừng, một tình trạng gây khô, bong vảy da. Là một chất chống oxy hóa, beta carotene có thể giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và giúp làm chậm quá trình lão hóa da bằng cách cải thiện độ đàn hồi, hydrat hóa, kết cấu, nếp nhăn và các đốm đồi mồi.
Vitamin C trong cà rốt cũng rất quan trọng vì lợi ích tăng cường sức khỏe làn da. Nó giúp cơ thể tạo ra collagen, một loại protein hỗ trợ cấu trúc, độ đàn hồi, sức mạnh và sự thay đổi tế bào của da, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.
Lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe của mắt : Beta carotene trong cà rốt giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Nó giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác. Cà rốt màu vàng có lutein, chất này cũng tốt cho mắt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể giúp hoặc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Cà rốt chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
2. Rủi ro có thể gặp khi ăn cà rốt
Trong những trường hợp nghiêm trọng, ăn quá nhiều beta carotene từ cà rốt có thể khiến vitamin A không hoạt động được và ảnh hưởng đến thị lực, xương, da, quá trình trao đổi chất hoặc hệ miễn dịch.
Quá nhiều beta carotene cũng có thể gây ra vấn đề cho những người không thể chuyển nó thành vitamin A, chẳng hạn như những người bị suy giáp.
Đối với một số người, ăn cà rốt có thể gây ngứa miệng. Đó gọi là hội chứng dị ứng miệng hoặc hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa (PFAS). Cơ thể phản ứng với protein trong một số loại trái cây và rau quả như thể chúng là phấn hoa mà người đó bị dị ứng, gây ngứa họng; ngứa tai; nổi mề đay ở vùng miệng, môi, miệng, lưỡi; và sưng họng. Tuy nhiên không có xu hướng dị ứng xảy ra với cà rốt nấu chín.
Cà rốt có thể bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất và đóng gói, với các mầm bệnh gây bệnh từ thực phẩm như salmonella, shigella, virus viêm gan A, norovirus và Cyclospora cayetanensis. Vì vậy cần rửa sạch và nấu chín cà rốt khi ăn để giảm nguy cơ bị bệnh.
3. Khuyến nghị chung về việc tiêu thụ cà rốt
Mặc dù cà rốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng phải xem xét các yếu tố cá nhân và nhu cầu ăn kiêng khi xác định lượng tiêu thụ phù hợp. Theo thông tin WebMD về tham khảo sức khỏe, y khoa trực tuyến cho biết, người bình thường có thể ăn cà rốt hàng ngày và như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Khó có thể bị nhiễm carotenemia làm cho da có màu vàng cam trừ khi ăn quá nhiều cà rốt và các thực phẩm giàu carotene khác quá thường xuyên.
Không có hướng dẫn chung cụ thể nào khuyến nghị số lượng cà rốt tối đa mỗi ngày, tuy nhiên việc đưa cà rốt vào chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng được coi là an toàn và có lợi. Sau đây là một số khuyến nghị chung để bạn đọc tham khảo:
Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn thông thường cho cà rốt là khoảng một củ cà rốt cỡ vừa hoặc nửa cốc cà rốt thái lát hoặc nạo. Khẩu phần này cung cấp khoảng 25-30 calo và là điểm khởi đầu tốt để kết hợp cà rốt vào bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Hãy cân nhắc sở thích khẩu vị cá nhân khi xác định lượng cà rốt đưa vào chế độ ăn uống. Nếu thích cà rốt và thấy dễ kết hợp vào bữa ăn, có thể chọn tiêu thụ thường xuyên hơn. Tuy nhiên, với người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g cà rốt trên một tuần.
Chế độ ăn uống tổng thể: Lượng cà rốt khuyến nghị nên được xem xét trong bối cảnh chế độ ăn uống tổng thể. Điều quan trọng là phải tiêu thụ nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo lành mạnh để đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và toàn diện, giúp cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Các loại rau khác nhau mang lại lợi ích sức khỏe khác nhau, vì vậy việc kết hợp nhiều lựa chọn nhiều màu sắc là rất quan trọng.
Lượng calo hấp thụ: Cà rốt có lượng calo tương đối thấp, có lợi cho những người muốn kiểm soát cân nặng hoặc lượng calo hấp thụ. Tuy nhiên, phải cân nhắc đến nhu cầu calo tổng thể và cân bằng lượng tiêu thụ cà rốt với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cá nhân.
Tình trạng sức khỏe: Người có tình trạng bệnh lý chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề về tiêu hóa nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng cà rốt phù hợp cho chế độ ăn.
Bạn thấy bài viết Nên ăn cà rốt mấy lần một tuần là tốt cho sức khỏe? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nên ăn cà rốt mấy lần một tuần là tốt cho sức khỏe? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Nên ăn cà rốt mấy lần một tuần là tốt cho sức khỏe? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay