Hỏi: Thưa ông, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị về triển khai quyết định 569/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2050, có lúc tôi thấy các báo cáo viên và cả lãnh đạo nói đến Lĩnh vực PHCN, lúc lại nói ngành PHCN, rồi cũng có lúc nói đa ngành PHCN. Vậy theo ông phải hiểu như thế nào mới đúng ạ?
Ông Trần Văn Dần: Đúng phải là đa ngành. PHCN là cụm từ chỉ đích đến và cái đích đó cần nhiều phương tiện để đến đích đó. Như các bạn thấy đấy, Hội nghị hôm nay có sự góp mặt của nhiều bộ như Bộ Y tế, Bộ LĐ TB XH, Bộ GD và ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng… và nhiều hội như Hội Người khuyết tật, Hội Đông y Việt Nam, Hội PHCN, Hội Vật lý trị liệu và nhiều tổ chức. Tất cả các thành phần ở đây đều tham gia vào công tác PHCN cho người bệnh và người khuyết tật.
Ông Trần Văn Dần (giữa), Chủ tịch Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tham dự Hội Nghị triển khai Quyết định 569/QD-TTG của thủ tướng CP về chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được tổ chức ngày 18/8 vừa qua.
Hỏi: Như vậy là ngành y, ngành giáo dục, vv… đều tham gia vào quá trình phục hồi chức năng và đều giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống và công việc sớm nhất. Và PHCN bao gồm nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau?
Ông Trần Văn Dần: Đúng vậy.
Hỏi: Hôm nay trong Hội nghị có ý kiến nói về nhóm PHCN và trưởng nhóm PHCN, xin ông có thể giải thích thêm về điều này được không ạ?
Ông Trần Văn Dần: Nếu trong bệnh viện thì làm việc nhóm là một mô hình tốt. Khi người bệnh đang nằm trong bệnh viện thì tham gia vào quá trình điều trị hoặc quá trình PHCN thì cần phải có một người chịu trách nhiệm và ra quyết đinh, thông thường là bác sỹ điều trị.
Hỏi: Vậy thì khi người bệnh về nhà để PHCN tiếp, ai là trưởng nhóm để tiếp tục theo dõi quá trình PHCN của người bệnh?
Ông Trần Văn Dần : Khi bệnh nhân về nhà thì sẽ do người nhà chịu trách nhiệm về công tác PHCN của bệnh nhân. Tôi lấy 1 Ví dụ BN A 60 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội sau khi bị đột quỵ đã điều trị tại BV B 1 tháng và được cho xuất viện về PHCN tại nhà. BN A. có nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, Parkinson. Với mong muốn cụ (cách gọi của ông Trần Văn Dần) nhanh chóng bình phục nhất có thể, người con gái của cụ đã mời thêm: BS chuyên ngành nội tiết đến đánh giá lại và kê đơn cho bệnh tiểu đường. Con gái BN còn mời thêm BS tim mạch đến để kê đơn và cho thuốc huyết áp, và mời luôn BS chuyên ngành thần kinh đến để kê đơn về các bệnh lý thần kinh. Ngoài ra con gái cụ mời thêm BS y học cổ truyền để hàng ngày châm cứu cho cụ. Đồng thời có thêm một trị liệu viên vật lý trị liệu, trị liệu viên về âm ngữ do cụ nói vẫn chưa rõ, và vẫn chưa đi lại được. Con gái của cụ cũng mời một BS chuyên ngành dinh dưỡng đến để khám và kê thực đơn cho cụ ăn uống hàng ngày với mong muốn cụ nhanh khỏi nhất có thể. Như vậy tất cả các nhà trị liệu bao gồm BS Tim mạch, Nội tiết, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, Thần kinh, chuyên viên Vật lý trị liệu (VLTL), chuyên viên âm ngữ hay còn gọi là Âm ngữ trị liệu (ANTL) đều là các phương tiện để đi đến đích là giúp cụ A. PHCN. Và trong trường hợp này cô con gái cụ A chính là người mời, người điều phối các nhà trị liệu nói trên và có thể gọi là nhóm trưởng.
Ông Trần Văn Dần (thứ 2 từ trái qua) và các thành viên trong Ban Lãnh đạo Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam.
Hỏi: Được biết ông có gần 30 năm trong ngành Vật lý trị liệu, xin ông cho biết vai trò của Vật lý trị liệu trong công tác Phục hồi chức năng?
Ông Trần Văn Dần: Sức khỏe có 4 lĩnh vực chính gồm: Phòng bệnh, chữa bệnh, Phục hồi chức năng và Duy trì nâng cao sức khỏe. Theo Liên đoàn vật lý trị liệu thế giới (WP) mà Việt Nam là thành viên thì Vật lý trị liệu tham gia cả 4 lĩnh vực đó. Vì Vật lý trị liệu can thiệp vào hệ chuyển động nên trong lĩnh vực Phục hồi chức năng thì vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng, vì nó giúp cho người bệnh di chuyển trở lại. Nhiều trường hợp sau khi người bệnh trở về nhà, quay lại cộng đồng thì gia đình người bệnh chỉ có khả năng mời người làm Vật lý trị liệu đến tiếp tục làm công việc phục hồi cho người bệnh, thỉnh thoảng thêm BS Y học cổ truyền, BS Tim mạch, BS Thần kinh… nữa.
Như vậy thì PHCN là đa ngành đa nghề và là nhiệm vụ của nhiều người chứ không phải của riêng ai. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này!
Bạn thấy bài viết Một số điều cần biết về đa ngành trong phục hồi chức năng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Một số điều cần biết về đa ngành trong phục hồi chức năng bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Một số điều cần biết về đa ngành trong phục hồi chức năng của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay