Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân

Bạn đang xem: Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Chị P.T.B. (37 tuổi) và mẹ (65 tuổi) nằm chung phòng ở một bệnh viện tại TPHCM. Nhìn chân mẹ vừa bị cắt cụt, chị B. bật khóc kể: “Gia đình tôi có 7 người bị tiểu đường, bà ngoại mất cũng do biến chứng bệnh. Không ngờ bệnh quá đáng sợ, qua một đêm khiến mẹ đã tàn phế”.

Mẹ tàn phế, con suýt cắt chân vì biến chứng tiểu đường

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết – Đái tháo đường cho biết, lúc nhập viện, tình trạng hoại tử bàn chân của mẹ chị B. đã nặng, không đáp ứng điều trị. Do đó, bệnh nhân buộc phải cắt cụt bàn chân để phòng nhiễm trùng lan rộng.

Khai thác bệnh sử, mẹ chị B. bị bệnh tiểu đường hơn 15 năm. Còn chị và các em trong nhà phát hiện tiểu đường nhưng không điều trị, vì nghĩ bệnh không nguy hiểm. Ngoài người mẹ, thời điểm nhập viện, chị B. đã trong tình trạng chân trái sưng phù, đau nhức, nhiễm trùng nặng, không đi được, sốt cao.

May mắn hơn người mẹ, sau nhiều ngày điều trị tích cực, truyền kháng sinh, rạch dẫn lưu mủ, cắt lọc hoại tử và hút áp lực âm kết hợp dùng nhiều loại thuốc, chị B. hết sốt và đau nhức, chân giảm châm chích, vết thương nhanh lành và giữ lại được bàn chân.

Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân - Ảnh 1.

Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của chị B. trên giường bệnh (Ảnh: BV).

Tại giường bệnh, chị B. cho biết lúc chưa lấy chồng chỉ nặng 50kg, nhưng khi mang thai lần đầu đã tăng cân lên 80kg.

Năm 2013, thời điểm mang thai bé thứ 3, cân nặng của người phụ nữ đã lên đến 110kg. Vì kèm tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân phải mổ cấp cứu. Em bé khi chào đời nặng đến 5,2kg.

Đến năm 2022, khi đi khám tổng quát, chị B. phát hiện tiểu đường type 2 và loét dạ dày, được cho uống thuốc nhưng bỏ điều trị. Gần đây, cổ chân trái người phụ nữ xuất hiện nốt thâm đen, sưng phù. Bệnh nhân tự nặn mủ và mua kháng sinh uống nhưng tình trạng ngày càng nặng, phải đi cấp cứu.

“Hơn 10 năm qua, thi thoảng tôi nổi nhọt ở bụng nhưng đắp thuốc hút mủ là hết. Hai chân tôi hay tê buốt, châm chích như có kiến bò, nhưng tôi không nghĩ đây là dấu hiệu đang bị tiểu đường”, chị B. nói.

Lời cảnh báo từ bác sĩ

Bác sĩ Hồng Linh cảnh báo, người bệnh tiểu đường lâu năm, kiểm soát đường huyết không tốt, bỏ điều trị sẽ dễ bị biến chứng ở bàn chân, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bởi đường huyết cao, suy giảm đề kháng, tổn thương mạch máu, dây thần kinh là yếu tố thúc đẩy nhiễm trùng nặng, hoại tử dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng…

Ở trường hợp của chị B., ban đầu người bệnh có các triệu chứng như tê, lạnh, châm chích, đau nhức ở chân, đau nhiều hơn khi đi. Trải qua lâu ngày có thể mất cảm giác bàn chân. Tình trạng này diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả lớn, nguy hiểm đến tính mạng.

Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân - Ảnh 2.

Một trường hợp bị tiểu đường biến chứng nguy kịch vì bỏ điều trị, uống thuốc trôi nổi trên mạng (Ảnh: Hoàng Lê).

Cũng theo bác sĩ Linh, việc kiểm soát đường huyết cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, người bệnh không bỏ điều trị, uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và giữ lối sống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ thuốc lá, rượu bia, không thức khuya.

Việc thư giãn giúp giảm căng thẳng cũng rất cần thiết, vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây tăng đường huyết. Cuối cùng, phải tái khám định kỳ để được kiểm tra đường huyết trung bình trong 3 tháng và tầm soát các biến chứng bệnh tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường

– Người trên 45 tuổi.

– Gia đình có người thân bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).

– Người ít vận động.

– Chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế hoặc đường hấp thu nhanh.

– Người có các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân – béo phì.

– Người mắc bệnh lý buồng trứng đa nang, đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường.

– Người có bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp..

Những loại cá bổ ngang tổ yến, giá bình dân, bán đầy ngoại chợ Việt

Bạn thấy bài viết Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách vẽ con kiến đẹp cực kỳ dễ thương cho bé [mẫu hình vẽ kiến]

Viết một bình luận