Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.N (57 tuổi, Hòa Bình) trong tình trạng mệt mỏi kéo dài hơn 1 tháng, vàng da vàng mắt tăng lên kèm theo đau tức vùng thượng vị. Khi thăm khám tại bệnh viện tỉnh, bệnh nhân được chẩn đoán tắc mật và chuyển lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được can thiệp đặt dẫn lưu đường mật qua da ra ngoài. Sau khi dẫn lưu, xuất hiện một số sinh vật nghi là sán lá gan . Phòng xét nghiệm vi sinh chẩn đoán là sán lá gan nhỏ . Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng đường mật do nhiễm sán lá gan nhỏ. Sau đó được chỉ định điều trị theo phác đồ dẫn lưu đường mật qua da và kết hợp dùng thuốc tẩy sán. Hiện tại bệnh nhân đã đỡ vàng da, hết ngứa, không sốt, không đau bụng.
Cảnh báo sán lá gan gây nhiễm trùng đường mật
ThS.BS Nguyễn Quang Huy – Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai điều trị trực tiếp cho bệnh nhân thông tin: Bệnh sán lá gan nhỏ gây nhiễm trùng đường mật thường gây nhầm lẫn với tắc mật, viêm đường mật do triệu chứng ban đầu giống như vàng da, tắc mật. Bởi triệu chứng vàng da thường do tắc nghẽn lưu thông đường mật, có thể xuất hiện các khối u đường mật.
Qua khai thác, bệnh nhân cho biết có thói quen thường xuyên ăn gỏi cá trong nhiều năm.
Sán lá gan thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống. Đối với sán lá gan nhỏ, bệnh nhân bắt buộc ăn cá sống bởi vòng đời sán lá gan nhỏ sẽ ký sinh ở cơ của cá. Nếu được chẩn đoán mắc sán lá gan nhỏ, chắc chắn xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân ăn cá sống.
Còn nếu mắc sán lá gan lớn, nguyên nhân thường do bệnh nhân ăn rau sống và rau thủy sinh. Bởi trong vòng đời của sán lá gan lớn có bám vào rau thủy sinh. Vật chủ chính của sán lá gan lớn là người, trâu, bò…
Bệnh nhân N.V.N điều trị sán lá gan gây nhiễm trùng đường mật tại BV Bạch Mai.
Phòng ngừa nhiễm sán lá gan
BS. Nguyễn Quang Huy cũng cho biết, việc nhiễm sán lá gan chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống. Để phòng ngừa bệnh do sán lá gan, người dân cần thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần ăn chín uống sôi, thực phẩm cần chế biến để loại trừ hết các mầm bệnh. Tránh ăn rau sống, gỏi cá… bởi có nguy cơ nhiễm giun sán. Thường xuyên tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu có nghi ngờ nhiễm sán lá gan người bệnh cần làm các xét nghiệm chẩn đoán xét nghiệm huyết thanh, máu để tìm kháng thể với sán lá gan, kết hợp nhuộm soi dịch mật hoặc phân của bệnh nhân tìm trứng giun sán.
Nếu bệnh nhân nhiễm sán lá gan không được điều trị sẽ xảy ra tình trạng vàng da tắc mật tăng dần. Có thể gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới biến chứng sốc nhiễm trùng. Thông thường hay gặp trường hợp áp xe gan cho sán lá gan.
Gần đây, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cũng vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 60 tuổi thi thoảng đau tức hạ sườn phải. Ngoài ra, bệnh nhân không có triệu chứng gì bất thường. Khi siêu âm ổ bụng phát hiện gan có hai khối viêm tưởng ung thư. Sau khi xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn.
Trong y văn Việt Nam từng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sán lá gan lớn nặng. Trong đó có một ca bị vỡ gan vào năm 2014.
Bạn thấy bài viết Mệt mỏi kéo dài, người đàn ông tá hỏa khi thấy sán lá gan chui ra từ trong dịch mật có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Mệt mỏi kéo dài, người đàn ông tá hỏa khi thấy sán lá gan chui ra từ trong dịch mật bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Mệt mỏi kéo dài, người đàn ông tá hỏa khi thấy sán lá gan chui ra từ trong dịch mật của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay