Chị Nguyễn Thị Hường, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết từ lâu chị không dám mua chuối, xoài ở ngoài chợ vì trực tiếp thấy người bán ủ chín bằng một loại bột lạ. Những quả chuối còn xanh tươi nhưng được người bán cho vào thùng xốp và sáng hôm sau đã chuyển sang màu vàng rực rỡ. Khi chị Hường tìm hiểu, người bán hàng chỉ nói đây là kinh nghiệm truyền thống, không độc hại với người tiêu dùng.
Anh N.V.H (bán hoa quả tại đường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ quầy hàng của anh bán nhiều loại hoa quả được ủ chín bằng khí đá (đất đèn). Vì vận chuyển từ xa nên các loại quả như chuối, đu đủ… này thường được cắt từ khi già, còn xanh. Sau khi đưa về Hà Nội, người bán sẽ cho hoa quả vào một thùng phuy lớn và bỏ bột khí đá ủ qua đêm hoa quả chín đều, đẹp.
Theo anh H. hoa quả ủ chín bằng đất đèn không độc hại nên được nhiều người sử dụng từ lâu. Giá thành rẻ chỉ vài nghìn đồng gói bột này và có thể ủ chín từ 2-3 buồng chuối lớn. Ngoài ủ bằng đất đèn, anh H. cho biết người bán có thể ủ bằng hương nhưng thời gian lâu hơn nhiều.
Đối với các loại trái cây đắt tiền như sầu riêng, mít, theo anh H., đa phần anh nhập về cũng ủ qua đất đèn. Về các loại hóa chất ngâm sầu riêng hay mít như clip trên mạng chia sẻ, anh không rõ đó là chất gì.
Sầu riêng chín ép thường sượng hơn, không chín đều. Ảnh: P.Thúy
Trái cây ngâm chín ép thường không ngon, sượng và giảm uy tín người bán hàng. Ngoài ra, sản phẩm tồn dư còn ảnh hưởng tới sức khỏe khách mua.
Tuy nhiên, các sản phẩm trái cây chín tự nhiên giá sẽ đắt do vận chuyển và bị thối, dập. Vì vậy, chị Trang cho rằng người tiêu dùng không nên ham mua hàng quá rẻ và không so sánh hàng chín tự nhiên và chín ép. Ngoài ra, khi mua các loại chuối, đu đủ không nên chọn loại quả bóng, cuống xanh.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet , Phó giáo sư Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, cho biết hiện nay một số loại dung dịch được phép dùng để bảo quản hoa quả như parafin, polyethylene… nhưng giá của những hóa chất này cao nên người ta ít sử dụng. Người trồng và thương lái sẽ dùng đất đèn nhiều hơn.
Về nguyên lý làm chín trái cây, đất đèn gặp nước sẽ sản sinh khí Acetylen (C2H2) giúp trái cây mau chín. Tuy nhiên, đất đèn có thể chứa Arsenic và phosphorus độc, khi gặp nước đất đèn tạo mùi hôi khó chịu, dễ cháy, nổ. Đất đèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt… nên nhiều nước cấm sử dụng.
Ngoài đất đèn, nhiều dung dịch để ngâm trái cây nhanh chín, chích vào cuống cho trái cây nhanh chín đều có nguồn gốc từ chất ethylen. Tuy nhiên, nếu người dùng mua phải các chất có độ tinh khiết không cao hoặc thêm các loại hóa chất khác thì khó kiểm soát an toàn cho trái cây. Việc sử dụng các chất không rõ nguồn gốc, không đúng liều lượng, thúc ép trái cây chín nhanh đẹp mã, chưa rõ dư lượng thuốc và hóa chất gì sẽ nguy hiểm cho người ăn.
Để làm chín trái cây nhanh, ông Côn khuyến cáo người dân nên ủ chín tự nhiên bằng cách để gần bếp, cho vào thùng gạo, để ở các khu vực nóng ấm. Khi mua, người tiêu dùng nên chọn trái cây rõ nguồn gốc xuất xứ như nhãn mác, mã vạch để truy nguyên nguồn gốc và được làm chín an toàn. Đặc biệt, cần nói không với sản phẩm và hóa chất không rõ nguồn gốc.
Bạn thấy bài viết Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay