[Kiến thức] Quy trình sản xuất hàng dệt may qua từng công đoạn

Bạn đang xem: [Kiến thức] Quy trình sản xuất hàng dệt may qua từng công đoạn tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Thông thường những công ty may mặc tập trung chủ yếu vào việc thiết kế, cắt, may . Có một số là công ty gia công hoặc xưởng may gia công nhỏ, họ sản xuất hàng may mặc từ nguồn nguyên liệu của các công ty khác. Những công ty sản xuất lớn hơn thì ký hợp đồng sản xuất với nhiều công ty gia công hoặc xưởng may gia công nhỏ như vậy ở Mỹ và nước ngoài. Một số công ty thường kết hợp thành một chuỗi, sản xuất vải rồi cho ra sản phẩm may mặc hoặc thậm chí là mở luôn cửa hàng bán lẻ. tham khảo bài viết dưới đây của hocmay.vn nhé.

Bạn đang xem bài viết: [Kiến thức] Quy trình sản xuất hàng dệt may qua từng công đoạn

Lịch sử ngành may mặc

Chiếc máy khâu đầu tiên được phát minh vào thời Nữ hoàng Victoria, sau sự cải tiến của máy may, tầng lớp quý tộc thường có những thợ may quần áo cho họ bằng máy khâu. Trước khi có máy may mọi thứ đều được làm bằng tay.Thợ may phải đi đến nhà của nữ gia chủ cần khâu quần áo. Khi cách mạng công nghiệp bắt đầu vào thế kỉ 19, ngành may mặc cũng bắt đầu có bước phát triển nhưng chỉ ở giai đoạn phôi thai và không có hệ thống sản xuất hàng may mặc hoàn thiện. Những thợ may nhận thấy họ có thể phát triển những mẫu rập chuẩn phù hợp cho nhiều người. Họ phát triển hệ thống đo số học để điều chỉnh kích cỡ sao cho phù hợp với mọi phụ nữ nhưng chỉ cho một số mẫu nhất định . Là những người kinh doanh, quan tâm đến chi phí thấp, họ tiếp tục phát triển những kiểu rập này thành giấy ” Hệ thống thông tin ” được thiết lập để kiểm soát số lượng tái sản xuất chính xác trong việc cắt và may quần áo trong hệ thống sản xuất hàng loạt.

Ngành công nghiệp may mặc phát triển bởi những thợ may/ doanh nhân này, do họ đã xây dựng những nhà máy sản xuất trang bị kỹ thuật làm rập. Kỹ thuật làm rập phát triển rực rỡ trong thời kì đầu và giữa thế kỷ 20. Làm rập đầu tiên được dạy cho những người thợ học việc hay còn gọi là những nhà thiết kế. Những nhà tạo mẫu chưa xuất hiện ở đầu thế kỉ 20. Paris là trung tâm phát triển phong cách và sáng tạo mẫu mã ở thời điểm đó và từ đó các quốc gia khác đã bắt chước theo. Sau này những nhà thiết kế tạo ra sách hướng dẫn bỏ túi để dạy cách làm rập theo hệ thống toán học- và có thể gọi là ” phác thảo mẫu”.

Một điều bất cập của sản xuất hàng loạt là các nhà thiết kế bỏ ra rất ít công sức thiết kế mẫu và kiểu rập mới mà thường sao chép hoặc có chăng chỉ là thay đổi chút ít. Thậm chí ngày nay ngành sản xuất quần áo may sẵn không có nhiều sản phẩm mang ý tưởng mới mà họ chủ yếu sản xuất quy mô lớn để giảm chi phí. Ngày nay ngành may mặc đã phát triển nhiều kỹ thuật, quy trình và máy móc mới, tiết kiệm thời gian để sản xuất hiệu quả. CAD/CAM (kỹ thuật thiết kế và sản xuất thông qua máy tính) là phần quan trọng nhất cho phép các nhà thiết kế, thợ làm rập, thợ giác sơ đồ và thợ nhảy cỡ làm việc chính xác và hiệu quả.

Xem thêm bài viết: Kiến thức chung về kim máy may

 Quy trình may theo từng công đoạn:

Bản thiết kế mẫu

Thiết kế rập

Tính toán số đo rập

Làm rập

Các mảng trong Sản xuất may mặc:

4 Phương Thức Sản Xuất Ngành Dệt May: CMT - OEM/FOB - ODM - OBM » Hải Triều

Trên cơ sở công nghiệp, có những lĩnh vực nhất định hoặc trình tự thông qua đó hàng may mặc được sản xuất.

Thiết kế/Phác thảo:

Trong sản xuất hàng may mặc, bước đầu tiên là phác thảo những mẫu trang phục cần thiết kế. Vì thế, đầu tiên nhà thiết kế sẽ vẽ nhiều mẫu vẽ phác thảo trong trên giấy. Nhà thiết kế không đi vào chi tiết ở lúc này mà thả những ý tưởng sáng tạo vào trang giấy và anh ta sẽ phác thảo rất nhiều mẫu. Sau đó, những mẫu phác thảo này được phân tích bởi một nhóm các nhà thiết kế. Cuối cùng họ sẽ chọn vài mẫu trong số chúng. Những mẫu được chọn sẽ được thêm vào các chi tiết riêng hoặc theo chủ đề của một bộ sưu tập. Nhà thiết kế cũng vẽ bản vẽ chi tiết dựa trên những phác thảo này. Bản vẽ chi tiết là bản vẻ mặt phẳng và giúp thợ làm rập trong việc hiểu các rập để dựng rập.

Thiết kế rập

Thợ làm rập triển khai làm mẫu rập đầu tiên của bản thiết kế một theo kích thước tiêu chuẩn. Nó được làm bằng phương pháp phác thảo mẫu và mục đích làm rập là may mẫu để kiểm tra trước.

Làm sản phẩm mẫu

Người ta chuyển những bộ rập đầu tiên đến bộ phận may để ráp lại thành trang phục. Họ thường may bằng vải calico ( vải thô) hoặc vải muslin (vải mành) là vải chất lượng kém nhằm  giảm chi phí. Họ cũng vẽ lại mẫu may thử để phân tích rập và thiết kế xem có vừa vặn hay không. Sau khi may xong hàng mẫu, nhóm các nhà thiết kế, thợ làm rập và chuyên gia may sẽ đánh giá lại. Nếu cần điều chỉnh họ sẽ làm lúc này.

Làm rập sản xuất

Bây giờ người ta sử dụng rập thiết kế để làm rập sản xuất. Rập sản xuất là rập dùng cho sản xuất hàng loạt. Người thợ tạo ra các mẫu trên giấy chuyên dùng cho làm rập. Giấy này được làm ra với nhiều loại. Thành phần quan trọng nhất, giấy lụa, làm từ loại giấy mỏng và nhẹ nhất có sẵn trên thị trường (chúng không được sản xuất từ các công ty làm rập). Đó gọi là loại giấy cơ bản 7.5 lb (3.4 kg), nghĩa là một ram giấy (500 tờ) chỉ nặng 7.5 lb (3.4 kg).

Người ta có thể dựng rập bằng hai cách: làm thủ công hoặc dựng bằng phần mềm CAD/CAM. Ngày nay nhiều công ty phát triển CAD/CAM vì nó dễ thao tác, vận hành trơn tru và thêm vào đó là tính chính xác mà phương pháp thủ công không thể đảm bảo được. Đầu tư chỉ một lần vào CAD/CAM nhưng nó ‘đáng đồng tiền bát gạo’. Nhiều khách hàng trên thế giới thích các công ty sử dụng CAD/CAM hơn. Các mẫu rập sản xuất tạo trên CAD/CAM có thể lưu trữ dễ dàng và sửa đổi bất kì lúc nào.

Người ta phát triển rập may hoặc bản rập nháp và vải may bằng việc tính toán, dựa trên những cách đo sau:

  1. Mẫu trực tiếp
  2. Bản mô tả chi tiết sản phẩm/ Bảng số đo
  3. Số đo kích thước thật của cơ thể
  4. Khấu hao cho sự thoải mái
  5. Khấu hao cho đường may

Những dung sai này sẽ khác nhau trên những loại vải và rập khác nhau.

Nhảy cỡ

Mục đích của nhảy cỡ là để tạo ra rập với kích cỡ khác nhau. Nhảy cỡ là phóng to hoặc thu nhỏ rập để điều chỉnh rập đó thành nhiều kích thước. Kích cỡ rập có thể là rộng, vừa và nhỏ hoặc theo kích thước rập chuẩn là 10, 12, 14, 16 … cho vóc người khác nhau.

Đây là cách thông thường chúng ta có được các cỡ S M L XL XXL. Nhảy kích rập theo phương pháp thủ công là một công việc phiền toái vì người nhảy kích phải thay đổi từng chi tiết trên rập từ vòng nách đến vòng cổ, ống tay áo, cổ tay áo, … Sử dụng CAD sẽ dễ dàng và nhanh hơn nhiều.

Giác sơ đồ

Bộ phận đo sẽ xác định chiều dài mỗi kiểu cần và số đo của quần áo. Phần mềm máy tính giúp những kỹ thuật viên sắp xếp tối ưu nhất nhằm sử dụng vải hiệu quả. Điểm giác được vẽ dựa trên rập gắn trên vải bằng keo dính hoặc ghim. Chúng được đặt sao cho số lượng vải hao phí ở mức tối thiểu trong quá trình cắt. Sau khi hoàn thành giác sơ đồ, nhà sản xuất có thể tính toán được số lượng vải cần đặt để may. Do vậy bước này hết sức quan trọng.

Trải vải

Nhờ sự trợ giúp của máy trải, vải được xếp chồng lên nhau theo độ dài hoặc số lớp có thể dài đến 100ft (30.5 m) và dày hàng trăm lớp (miếng vải).

Cắt vải

Sau đó vải được cắt bằng máy cắt phù hợp. Những máy này có thể là máy cắt theo đường với phương thức hoạt động tương tự máy cưa; phần cắt có lưỡi dao quay; máy có lưỡi nghịch đảo cưa lên và xuống; khuôn chết tương tự máy ép dập; hoặc các loại vi tính hóa sử dụng lưỡi cưa hoặc tia laser để cắt vải theo hình dạng mong muốn.

Phân loại vải/ Đóng gói

Các máy phân loại vải phân loại các mẫu rập theo kích thước và thiết kế và đóng gói chúng lại thành các xấp. Bước này đòi hỏi nhiều sự chính xác vì đóng gói các mẫu rập không đúng sẽ tạo ra vấn đề nghiêm trọng. Trên mỗi xấp có thông số rõ ràng về kích thước các mẫu và sơ đồ rập đính kèm.

Xem thêm bài viết: cách lấy số đo và tính vải may

Cắt/Ráp

Có các trạm may để may các phần khác nhau của các mảnh vải đã cắt.

Ở nơi này, có nhiều công nhân đứng máy thực hiện một công việc riêng lẻ. Một công nhân đứng máy này có thể may các đường may thẳng, trong khi người khác có thể lồng ống tay áo. Thế nhưng, hai công nhân đứng máy khác có thể may các đường may eo và khoét lỗ cúc áo. Các máy may công nghiệp khác nhau cũng có thể tạo ra các loại mũi may khác nhau. Những máy này cũng có cấu hình khung khác nhau. Một số máy làm việc liên tục và dẫn tiến bước chúng đã hoàn thành trực tiếp vào máy tiếp theo, trong khi các tổ máy có nhiều máy thực hiện các công việc tương tự nhau được giám sát bởi chỉ một công nhân đứng máy. Tất cả các nhân tố này quyết định những bộ phận của một bộ quần áo có thể được may tại trạm đó. Cuối cùng, các bộ phận đã được may của quần áo, chẳng hạn như tay áo hoặc ống quần, được lắp ráp lại với nhau để cung cấp cho ra hình dáng cuối cùng của bộ quần áo.

Kiểm định

Đường may hở, kỹ thuật may sai, màu chỉ không đúng, và thiếu mũi, gấp nếp sai, căng chỉ và mép vải không viền là một số lỗi may ảnh hưởng xấu đến chất lượng may mặc. Trong quá trình kiểm tra chất lượng cần phải rà soát từng sản phẩm để tránh những lỗi này.

Ủi/ hoàn thành

Các bước tiếp theo là hoàn thiện và/hoặc trang trí. Tạo dáng được thực hiện bằng cách bằng dùng áp suất, nhiệt, độ ẩm, hoặc một số kết hợp khác. Ủi, xếp li và gấp nếp là quá trình tạo mẫu cơ bản. Gấp nếp  hầu như hoàn thành trước những bước khác như may gấu quần áo. Gấp nếp cũng được thực hiện trước các khâu trang trí như thêm túi, may đính thêm, thêu logo …

Máy ép dáng đứng là các máy tự động. Chúng thực hiện các bước ủi đơn giản, chẳng hạn như sửa nếp nhăn của áo dệt kim, xung quanh hình thêu và nút bấm, và ở những nơi khó ủi trên quần áo.

Kiểm định lần cuối

Đối với ngành công nghiệp dệt may, chất lượng sản phẩm được tính toán trên chất lượng và tiêu chuẩn của các loại xơ, sợi, cấu trúc vải, độ bền màu, thiết kế và thành phẩm. Kiểm soát chất lượng đối với sản xuất, tiền bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, giao hàng, giá cả, … là rất cần thiết đối với bất kỳ nhà sản xuất hàng may mặc, kinh doanh hoặc xuất khẩu. Bất kỳ vấn đề thường thấy nào liên quan đến chất lượng trong sản xuất hàng may mặc như may, màu sắc, kích thước, hoặc lỗi sản phẩm đều không được xem nhẹ.

Các lỗi may

Đường may hở, kỹ thuật may sai, màu chỉ không đúng, và thiếu mũi, gấp nếp sai, căng chỉ và mép vải không viền là một số lỗi may có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng may mặc.

Các lỗi về màu sắc

Màu sắc giữa hàng mẫu và thành phẩm không giống nhau, phối màu sai và nhuộm không đúng màu là các lỗi nên tránh.

Xem thêm bài viết: tính vải và cách may ga giường

Lỗi nhảy cỡ

Chuyển đổi cỡ sai, số đo không đồng nhất giữa các bộ phận cần ráp như kích thước tay áo XL thân áo kích L dù vẫn có thể sửa chữa nhưng sản phẩm vẫn bị đánh giá hỏng.

Lỗi thành phẩm

Nút, nút bấm, đường may bị hỏng hoặc bị lỗi, màu sắc khác nhau trong cùng một sản phẩm, đường may chưa hoàn chỉnh, dấu bấm vải và bờ vải chưa viền bị lòi ra, vải bị lỗi, lỗ, dây kéo bị hư, chỉ may lỏng hoặc chùng, nút và lỗ khoen bị lệch, mất nút,  lỗ kim bị đùn hoặc bị giảm bớt,  vải bị kéo dãn hoặc lỏng, vết bẩn, lỗ khoét nút chưa đục xong, dây kéo ngắn, viền không phù hợp … tất cả có thể dẫn đến sự sụp đổ thương hiệu trước khi nó ra đời.

Đóng gói

Các thành phẩm được phân loại lần cuối dựa theo thiết kế và kích thước rồi đóng gói để chuyển đến cho các cửa hàng phân phối bán lẻ.

Những phát triển gần đây của ngành may mặc

  • CAD/CAM:

CAD và CAM là hai công nghệ đã tạo thay đổi nổi bật trong cách thức sản xuất so với giai đoạn trước. Ngày nay tất cả các công ty sản xuất hàng may mặc lớn đã phát triển hệ thống CAD/CAM để tiến hành quá trình sản xuất. CAD là chữ viết tắt của phần mềm hỗ trợ Thiết kế cho máy tính và CAM là phần mềm  hỗ trợ vận hành Máy móc cho máy tính. CAD/CAM là phần mềm máy tính kiểm soát việc sản xuất các sản phẩm may mặc. Trong CAD, nhà thiết kế thiết kế các sản phẩm may mặc bằng cách sử dụng bất kỳ phần mềm phù hợp như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Corel Draw … và trong CAM các máy cắt, may, nhảy cỡ, giác sơ đồ kiểm soát quá trình thực hiện.

Các nhà thiết kế tạo ra mô hình thiết kế 2-D và 3-D trong CAD và CAM là phần mềm đảm đương việc kiểm soát các con số trong các thiết bị hoạt động sản xuất.

Có một số ưu điểm của phần mềm CAD/CAM tốt hơn phương pháp thủ công trong thiết kế và sản xuất hàng may mặc:

  • Chi phí và thời gian giảm một cách đáng kể khi so sánh với cách thiết kế thủ công nặng nề.
  • Các nhà thiết kế có thể thiết kế ở bất cứ đâu do họ có thể kiểm soát quá trình từ những địa điểm khác nhau.
  • Các dữ liệu có thể dễ dàng lưu trữ, gởi đi, và di chuyển thông qua máy tính.
  • Các mẫu vải kỹ thuật số có thể được lưu trên đĩa mềm, đĩa zip, CD-ROM hoặc ổ đĩa cứng do đó tiết kiệm không gian. Hơn nữa, chúng có thể dễ dàng sắp xếp để tìm nhanh và dễ dàng.
  • Các mẫu thiết kế có thể dễ dàng điều chỉnh và cá nhân hóa vì chỉnh sửa có thể được thực hiện bất cứ lúc nào mà không phải chờ đợi lâu hoặc phát sinh chi phí.
  • Các nhà thiết kế không phải chăm chăm sản xuất mẫu vải vì bây giờ họ có thể thấy một loại vải hay sản phẩm cụ thể với màu sắc và hình dạng khác nhau như thế nào trên màn hình máy tính.

Rate this post

Bạn thấy bài viết [Kiến thức] Quy trình sản xuất hàng dệt may qua từng công đoạn có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về [Kiến thức] Quy trình sản xuất hàng dệt may qua từng công đoạn bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: [Kiến thức] Quy trình sản xuất hàng dệt may qua từng công đoạn của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

”Xem
Xem thêm bài viết hay:  Loại rau chứa hơn 20 khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bổ hơn tổ yến nhưng đây là lý do nhiều người không ăn

Viết một bình luận