Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Bạn đang xem: Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Từ những năm 2000, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam luôn duy trì ở mức khoảng 7%. Cùng với kinh tế phát triển, Việt Nam cũng phải đối mặt với thực trạng đang tiến dần vào thời kỳ xã hội già hóa dân số, khiến nhu cầu phục hồi chức năng của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, tình trạng tai nạn giao thông gia tăng dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng tại Việt Nam. Tình trạng già hóa dân số tăng nhanh này cũng gặp phải ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Từ năm 2023, cùng với việc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, cơ quan phát triển quốc tế nhật Bản (JICA) đã ủy thác cho Well Group tiến hành “khảo sát về tính khả thi về việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng” tại các cơ sở y tế, bệnh viện, đại học có khối ngành sức khỏe ở tỉnh thành Việt Nam. Ngày 17 -19/4/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức Hội thảo báo cáo về kết quả của cuộc khảo sát này.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam- Ảnh 2.

Các chuyên gia vật lý trị liệu Nhật Bản và Việt Nam tại Hội thảo

“Khảo sát tính khả thi về việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam” thuộc chương trình ủy thác của JICA tập trung chủ yếu vào phát triển nguồn nhân lực Phục hồi chức năng. Thông qua việc truyền đạt nội dung khảo sát này, gồm những thách thức nước bản địa đang phải đối mặt liên quan đến giáo dục phục hồi chức năng, giải pháp giải quyết thách thức thông qua dự án này, kết quả và nhận định từ việc thử nghiệm chương trình đào tạo tại Đại học Trà Vinh, các thách thức cần giải quyết tiếp theo…. nhằm giúp những người liên quan đến phục hồi chức năng và giáo dục phục hồi chức năng sẽ nhận thức lại những thách thức còn tồn tại và sự cần thiết của giáo dục phục hồi chức năng tại Việt Nam.

Trong ngày diễn ra Hội thảo tại Hà Nội, hội thảo đã báo cáo về kết quả thị sát của dự án khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam của các giảng viên, chuyên gia đến từ Nhật Bản và Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam; Báo cáo về hoạt động của Hội Vật lý Trị liệu tại Việt Nam và những thách thức cùng triển vọng đối với phục hồi chức năng Việt Nam của Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam; Cũng như báo cáo về hiện trạng, môi trường và hướng phát triển của vật lý trị liệu Việt Nam của chuyên viên vật lý trị liệu thuộc tổ chức y tế Yuakai, vai trò trong việc phát triển y tế và chăm sóc khỏe tại nhật Bản của WELL Group…

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam- Ảnh 3.

Ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Sau buổi Hội thảo, các chuyên gia đều bày tỏ quyết tâm và định hướng rõ ràng trong việc cần thiết phải triển khai đào tạo chuyên ngành phục hồi chức năng tại các nước đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cũng đưa ra con số chênh lệch khá lớn về tỉ lệ số người hoạt động trong lĩnh vực vật lý trị liệu trên tỷ lệ dân số tại Việt Nam, ví dụ Việt Nam hiện nay chỉ có 23 trường đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu còn Nhật Bản là 275 trường. Như vậy Việt Nam đang chỉ bằng gần 1/10 so với Nhật Bản. Điều này cho thấy mức độ cần thiết trong đẩy mạnh hoạt động đào tạo phục hồi chức năng và phát triển vật lý trị liệu tại Việt Nam.

Hội Vật lý trị liệu Việt Nam được thành lập tháng 12/2019, có chức năng phát triển hội viên, đào tạo, hợp tác quốc tế, tham mưu cho nhà nước về phát triển và thúc đẩy hoạt động nghề Vật lý trị liệu tại Việt Nam.

Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Vật lý trị liệu Thế giới (WP) từ 01/01/2021.

Hội hoạt động trên phạm vi cả nước với mong muốn phát triển, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới để phát triển nghề nghiệp, cùng nhau thúc đẩy đi lên và mang kiến thức giúp cho người bệnh, người dân. Vật lý trị liệu là trị liệu không dùng thuốc, vì thế phục hồi chức năng là một nhiệm vụ quan trọng của Vật lý trị liệu để giúp người bệnh, người khuyết tật tối đa hóa chức năng của mình.

Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam

Một số điều cần biết về đa ngành trong phục hồi chức năngMột số điều cần biết về đa ngành trong phục hồi chức năng

GDXH – Hội Nghị triển khai Quyết định 569/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được tổ chức ngày 18/8 vừa qua. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực phục hồi chức năng (PHCN), ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã có những chia sẻ thêm bên lề Hội nghị.

Bạn thấy bài viết Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cảnh báo nguy hiểm chết người nhiều gia đình mắc phải trong mùa Đông

Viết một bình luận