Học luật ra làm gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập bao nhiêu?

Bạn đang xem: Học luật ra làm gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập bao nhiêu? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Học luật ra làm gì để có định hướng phát triển công việc lâu dài là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh lẫn bạn trẻ. Trước khi đưa ra sự lựa chọn quyết định theo học chuyên ngành này, các bạn nên có sự tìm đọc các thông tin giới thiệu về ngành Luật để nắm được cơ bản về ngành học và các yếu tố liên quan đến thị trường việc làm sau này. 

Ngành luật là ngành gì?

Ngành Luật là một chuyên ngành đào tạo về các kiến thức trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam. Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. 

Điển hình bao gồm các lĩnh vực chính như: Kiểm sát viên, công chứng viên, chuyên viên pháp lý, thẩm phán, luật sư,…

Tại bậc đại học, ngành Luật sẽ được phân thành từng chuyên ngành nhỏ như: Luật kinh tế, luật đất đai, luật dân sự, luật tố tụng hình sự,… 

Tùy theo chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn, sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.

Học luật ra làm gì để phát triển bản thân trong tương lai?

Cụ thể đối với luật dân sự, bên cạnh những kiến thức chung về pháp luật thì sinh viên còn được làm quen kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân, gia đình. Cách xử lý những quan hệ có yếu tố tranh chấp hoặc vi phạm. Hoặc đối với luật hành chính, sinh viên sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên môn về lý luận và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, về công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại,…

Học luật cần giỏi môn gì?

Khi quyết định bản thân sẽ thi vào ngành Luật thì môn học đầu tiên bạn cần chuẩn bị và tập trung học tốt đó chính là môn Văn. 

Theo đó, ngành Luật là một lĩnh vực đòi hỏi người học phải có tư duy nhạy bén, lập luận chặt chẽ, logic và cách sử dụng ngôn từ chính xác ở mọi tình huống. 

Trên thực tế, những người quyết định đi theo ngành Luật thường có xu hướng lựa chọn khối D hoặc C, tương ứng các môn Văn, Toán, Sử và Địa.

Để trở thành luật sư giỏi cần trau dồi những môn học nào?

Ngoài ra, các trường chuyên về đào tạo Luật vẫn xét tuyển thí sinh lựa chọn khối A1 gồm các môn Toán, Tiếng Anh, Vật Lý. Tóm lại, để thi đậu vào nguyện vọng các ngành Luật, bạn hoàn toàn có thể học giỏi bất kỳ mình thích hoặc tập trung chủ yếu vào 1 trong các khối A1, C hoặc D như trên. 

Nhìn chung dù là lựa chọn khối nào thì việc học tốt môn Văn vẫn được xem là cách gián tiếp giúp  bạn dễ dàng tiếp cận được các tiêu chuẩn của ngành Luật như yêu cầu về khả năng trình bày, diễn đạt tốt trong mọi tình huống. 

Học luật bao nhiêu năm ra trường? 

Tại Việt Nam, để bạn có được tấm bằng cử nhân luật đối với các ngành trong hệ thống Tư pháp thì thời gian tối thiểu bạn cần có là 4 năm, mới đáp ứng các kiến thức bắt buộc của các trường Luật. Để bạn thành thạo kiến thức chuyên ngành tại môi trường đại học bao gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Trước khi bắt đầu tìm hiểu và vận dụng các bộ luật thì các bạn sinh viên năm nhất sẽ được học các môn chính trị như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, lý luận Nhà nước và pháp luật, logic học, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam,… để nắm được nền tảng cơ bản, hỗ trợ việc tiếp thu cho các kiến thức chuyên ngành sau này.
  • Sau đó các bạn tiếp tục được làm quen và học cách phân tích, áp dụng các điều luật chuyên ngành của mình vào các tình huống thực tiễn.
  • Cuối cùng là bắt đầu quá trình đào tạo các kỹ năng, giải quyết vấn đề, cọ sát và thực tập với thực tế.

4 năm chỉ là con số trung bình để bạn bước đầu nắm được các kiến thức chung, cơ bản về chuyên ngành mình lựa chọn. Thực tế có thể lên đến 6 – 7 năm hoặc hơn là chuyện bình thường đối với những ai yêu thích ngành Luật và thực sự muốn theo đuổi đến cùng. 

Những kỹ năng cần có ở một luật sư giỏi 

Một luật sư giỏi là người có kiến thức chuyên môn và những kỹ năng vững chắc khi trải qua quãng thời gian mài dũa, trau dồi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đến lúc bắt đầu lần thực tập đầu tiên và kinh nghiệm tích lũy khi bước vào nghề. Qua đó, 5 kỹ năng cơ bản để tạo nên danh tiếng của một người luật sư giỏi bao gồm:

Kỹ năng đàm phán thuyết phục

Luật sư giỏi cần có khả năng đàm phán, hòa giải dựa trên nguyên tắc khi mọi việc đi đến giai đoạn xét xử. Có thái độ mềm mỏng nhưng lại cứng rắn trong từng lời nói, đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên luật để việc hòa giải có lợi cho các bên.

Các kỹ năng mềm mà người luật sư luôn phải trau dồi là gì?

Kỹ năng giữ bình tĩnh tốt

“Một cái đầu lạnh” trong các tình huống bất lợi là một yếu tố cần ở một luật sư. Khi tình huống đi vào bất lợi cho thân chủ, một người luật sư giỏi sẽ không tỏ ra hoảng sợ mà luôn giữ được thái độ bình tĩnh, tập trung tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. 

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả bao gồm cả phần viết lẫn nói để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Luật sư nên có kỹ năng trình bày rõ ràng, dùng từ chính xác, trong sáng dễ hiểu, sắc thái nói nên điềm tĩnh, lịch sự và tự tin. Bên cạnh đó, việc thể hiện quan điểm bằng văn bản để kiến nghị cũng cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm của mình muốn đề cập.

Kỹ năng tranh luận sắc bén

Tranh luận là kỹ năng quan trọng tiếp theo cần có ở một luật sư. Cần vận dụng các quy định và tình tiết sự việc để đưa ra các ngôn từ, luận điểm chặt chẽ có căn cứ, chứng cứ rõ ràng để khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nào đó nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của thân chủ.

Kỹ năng lập luận sắc bén và giữ bình tĩnh tốt rất cần có ở một người luật sư.

Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu sắc

Thành thạo kỹ năng này là một nền tảng để trở thành luật sư giỏi. Khi có khả năng đọc và phân tích một lượng lớn thông tin. Tiếp thu các sự kiện và số liệu để đưa ra tư duy logic, nhìn nhận đa chiều các thông tin và kết luận bản chất vụ việc.

Đọc thêm: Overthinking là gì? Làm gì khi những suy nghĩ trở nên quá tải.

Nên theo học chuyên ngành nào trong ngành luật?

học luật ra làm gìNên lựa chọn chuyên ngành luật nào?

Mỗi một chuyên ngành trong ngành luật, bạn sẽ đều được cung cấp lượng kiến thức chuyên môn riêng nhất định như: Hình sự, thương mại, hôn nhân gia đình, kinh tế, đất đai, dân sự,… Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn lĩnh vực nào thì hãy tham khảo qua một số chuyên ngành luật phổ biến được nhiều bạn sinh viên lựa chọn sau đây:

Chuyên ngành luật kinh tế

Bạn sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về thực tiễn pháp lý trong kinh doanh. Các kỹ năng tố tụng và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, kỹ năng tổ chức công việc, cập nhật và phân loại các văn bản quy phạm pháp luật, cách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Chuyên ngành luật dân sự

Nắm được các kiến thức về hợp đồng lao động, quyền thừa kế, luật hôn nhân gia đình, hợp đồng thuê nhà,…

Chuyên ngành luật hình sự

Trang bị các kiến thức, nghiệp vụ về hình sự liên quan đến tâm lý học tội phạm, các trách nhiệm hình sự,…

Chuyên ngành luật thương mại

Tìm hiểu các pháp lý liên quan đến kinh tế, ngân hàng, thuế, môi trường, đất đai,…

Chuyên ngành luật quốc tế

Giữa thời đại hội nhập quốc tế thì các lĩnh vực liên quan đến đối ngoại, quan hệ quốc tế của nhà nước, đàm phán, hợp đồng, thủ tục nước ngoài là một trong số các ngành học rất hot hiện nay, nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn.

Bạn có thể tìm hiểu từng lĩnh vực được gợi ý như trên để đưa ra quyết định nên theo chuyên ngành luật nào. Từ đó có thể xác định được môi trường nào bản thân sẽ hướng đến để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Sinh viên ngành Luật học luật ra làm gì?

Khi quyết định lựa chọn học ngành luật đồng nghĩa bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội việc làm để phát triển bản thân. Tuy nhiên, ngành luật là một lĩnh vực yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. 

Do đó, để khẳng định năng lực của mình, bạn phải luôn trau dồi kiến thức kể cả khi đã có công việc ổn định. Dưới đây là một số gợi ý về việc làm cho các bạn sinh viên theo từng ngành luật.

Ngành luật kinh tế

Nhu cầu lao động trong nhóm ngành này là rất cao nhờ hoạt động kinh tế và thương mại hiện nay đang phát triển khá mạnh, do đó luật kinh tế là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Các vị trí công việc bạn có thể xin việc sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế cụ thể như sau:

  • Chuyên gia tư vấn các vấn đề pháp lý tại tòa án nhân dân, dịch vụ pháp lý cho chính phủ hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
  • Chuyên viên trợ lý thực hiện các dịch vụ pháp lý cho luật sư.
  • Giảng viên nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật kinh tế tại các trường đại học có bộ môn.
  • Luật sư biện hộ và cố vấn cho các tổ chức kinh tế hoặc cho các doanh nghiệp.

Ngành luật dân sự

Các cử nhân ngành luật dân sự có thể xin việc tại vị trí chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư về lĩnh vực luật dân sự hoặc giảng viên công tác tại các lĩnh vực luật tại môi trường giáo dục trung cấp, cao đẳng hoặc đại học. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể xin việc tại UBND các cấp, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, trung tâm trọng tài, cơ quan đại diện ngoại giao và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Ngành luật hình sự

Các bạn có thể lựa chọn trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực hình sự, làm việc tại Phòng, Sở Tư Pháp, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an các cấp. Hoặc một số cơ quan khác như các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn xã hội,…

Ngành luật thương mại

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật thương mại bao gồm các vị trí như các bộ tư vấn pháp luật về các hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các cơ quan kinh tế, Sở thương mại, Cục hải quan,… 

Lựa chọn trở thành chuyên viên ở các cơ quan cấp huyện như phòng Kinh tế, phòng thuế, tòa án Kinh tế hoặc trở thành luật sư về lĩnh vực kinh tế thương mại.

Ngành luật quốc tế

Các vị trí thuộc chuyên ngành luật quốc tế các bạn có thể đảm nhận công việc với mức lương hấp dẫn như sau: 

  • Giảng viên nghiên cứu và giảng dạy bộ môn luật quốc tế
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật về các mối quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể trong mọi lĩnh vực quốc tế.
  • Biên tập viên liên quan đến luật pháp quốc tế.
  • Chuyên viên hỗ trợ luật sư thực hiện các dịch vụ pháp lý liên quan tranh chấp thương mại, các hoạt động đầu tư nước ngoài hoặc ký kết hợp đồng quốc tế.

Mức lương của ngành luật sau khi tốt nghiệp Đại học

học luật ra làm gìCó thể ứng tuyển vị trí công việc nào sau khi tốt nghiệp ngành luật?

Tùy thuộc vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bạn có được sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương phù hợp. Sau đây là các mức lương phổ biến ở từng ngành luật, bạn có thể tham khảo cho mình.

Luật kinh tế (Economic Law)

Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm dưới 1 năm ở mức từ 6 – 10 triệu đồng, với người có kinh nghiệm và vị trí cao hơn trong các tổ chức, phòng ban sẽ ở mức lên đến 40 triệu đồng cộng thêm phần trăm hoa hồng thỏa thuận lúc phỏng vấn.

Bạn vẫn có mức thu nhập hơn con số này nếu bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm và muốn đứng ra lập doanh nghiệp riêng cho mình, cung cấp dịch vụ tư vấn riêng cho các tổ chức tư nhân. Đây cũng là xu hướng của nhiều người hiện nay.

Luật nhà nước – Hành chính (Constitutional – Administrative Law)

Đối với vị trí chuyên viên pháp chế trong các tổ chức tư nhân, tùy ào kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ nhận được mức lương dao động từ 5 – 30 triệu đồng. Nhân viên tại các công ty luật dao động từ 5 – 7 triệu đồng theo năng lực. Ngoài ra nếu lựa chọn làm giảng viên tại các trường đại học công lập và tư lập thì mức lương sẽ rơi vào từ 7 – 10 triệu đồng theo thỏa thuận.

học luật ra làm gìCông tố viên nhà nước nếu có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương sẽ dao động bao nhiêu?

Luật tài chính (Finance Law)

Mức lương cho các bạn sinh viên mới ra trường sẽ rơi vào từ 4 – 6 triệu đồng/tháng, có từ 3 năm kinh nghiệm mức lương sẽ trên 10 triệu đồng/tháng và có trên 5 năm kinh nghiệm sẽ rơi vào mức trên 15 triệu đồng/tháng.

Luật đất đai (Land Law)

học luật ra làm gìLuật đất đai trong tiếng Anh là Land Law

Hầu hết khi mọi người lựa chọn ngành luật đất đai sẽ đi theo hướng nhà quản lý đất đai và sẽ có mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/tháng với sinh viên mới tốt nghiệp. Tất nhiên nếu làm lâu và có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao mức dao động sẽ cao hơn rất nhiều.

Luật lao động – Dân sự – Hình sự (Labour – Civil – Criminal Law)

Mức lương trung bình đối với vị trí luật sư sẽ từ dưới 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của bạn. Các luật sư giữ vai trò quản lý sẽ rơi vào khoảng trên 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng/tháng cộng thêm phần trăm doanh thu. 

Công việc luật sư trong ngành luật hình sự có mức lương dao động bao nhiêu?

Alt: học luật ra làm gì

Mức lương bạn nhận được sau khi tốt nghiệp từng chuyên ngành luật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ ngoại ngữ (đối với luật quốc tế và thương mại), kinh nghiệm bạn có được, các kỹ năng mềm, tư duy pháp lý, bằng cấp chứng chỉ, chứng chỉ hành nghề,… Mà nhà tuyển dụng sẽ đề nghị mức lương hợp lý.

Nhìn chung ở từng ngành luật thì vị trí luật sư vẫn là người có mức lương cao nhất vì vị trí này đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn cùng các nghiệp vụ cao. Ngược lại rất khó đánh giá vị trí nào có mức lương thấp nhất vì mỗi vai trò đều có yêu cầu chuyên môn riêng, thông thường sẽ dao động trong các khoảng như sau:

Luật sư

Các hãng luật sư lớn có thể lên đến 10,000 – 20,000 đô la/tháng nhưng trường hợp này lại không nhiều. Đa phần các văn phòng luật sư trả mức 1 – 2 ngàn đôla/tháng cho luật sư có thâm niên. 

Đối với các luật sư chưa có kinh nghiệm hoặc chuyên viên tư vấn pháp lý thông thường thu nhập mỗi tháng rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Thậm chí nếu tính theo giờ mức trung bình chỉ dao động từ 100.00 -150.000/giờ.

Công chứng viên

Mức lương cơ bản dao động từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng cộng thêm phần trăm hoa hồng nếu có tùy vào thỏa thuận lúc phỏng vấn.

Kiểm sát viên/Công tố viên

Mức lương trung bình rơi vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/ tháng cộng thêm phần trăm phụ cấp mỗi tháng tùy vào thỏa thuận.

Nhân viên tại các văn phòng, công ty luật: 

Dao động khoảng từ 5 – 7 triệu đồng tùy năng lực và vị trí.

Đọc thêm: Top 10 ngành nghề có triển vọng trong tương lai 2022

Những khó khăn khi học ngành luật hiếm ai biết

Khi lựa chọn bất kỳ ngành học nào, bạn cũng đều trải qua những thuận lợi lẫn khó khăn. Luật là một lĩnh vực khó so với các ngành khác, vậy những khó khăn mà người học luật phải trải qua là gì?

Môi trường áp lực cao

học luật ra làm gìBusiness people run on the arrows. Concept business competition vector illustration. Flat business cartoon, Speed, Togetherness, Office Team, Back view.

Lĩnh vực nào cũng đều có những áp lực vô hình riêng. Đối với ngành luật, khả năng bị đào thải trong nghề là vô cùng cao và đây cũng là một bước ngoặt khó khăn mà nhiều người chọn theo con đường này đều phải dè chừng. 

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn vững chắc thì bạn cần phải trau dồi nhiều kỹ năng mềm tốt mới có thể tồn tại và phát triển bản thân trong môi trường làm việc gay gắt này. 

Nếu bạn không có tâm lý vững vàng, khả năng cao bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng và chuyển hướng sang môi trường khác. Điều này sẽ làm mất thời gian và công sức của bạn khá nhiều. Do đó hãy suy nghĩ kỹ khi lựa chọn học chuyên ngành luật.

Sẽ dễ bỏ cuộc nếu không có đam mê

học luật ra làm gì

Dù là lĩnh vực nào thì cũng đều yêu cầu ở người học sự đam mê, nỗ lực và gắn bó với nghề. Nếu bạn lựa chọn ngành luật vì định hướng của gia đình hay chạy theo xu hướng xã hội, bạn bè, bạn sẽ có nguy cơ cao chán nản, bỏ cuộc vì tính chất lĩnh vực này chỉ là các văn bản khô khan, nhiều chữ, không có sự thú vị như nhiều chuyên ngành khác.

Hơn nữa luật cũng là ngành học mang những đặc thù về khả năng chuyên môn cao, các tính chất phẩm chất của người hành nghề luật cũng được rèn luyện khắt khe, nghiêm túc. Nếu muốn lựa chọn ngành học này bạn thực sự phải định hướng con đường học tập cho mình ngay từ những ngày đầu để không bỡ ngỡ.

Lĩnh vực học cả đời

học luật ra làm gì

4 năm là khoảng thời gian tối thiểu để bạn làm quen với những kiến thức cơ bản trong chương trình đại học. Đối với ngành luật, bạn cần phải trau dồi thêm bằng cách học lên các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ chứ không đơn thuần chỉ gói gọn trong 4 năm.

Hơn nữa hiện nay hàng trăm bộ luật lẫn văn bản pháp lý không hoàn toàn cố định, mà chúng đều được sửa đổi và bổ sung định kỳ, theo từng giai đoạn của xã hội. Nếu xác định lâu dài với nghề bạn phải luôn bổ sung kiến thức, kiên nhẫn, không nên nghỉ giữa chừng vì có thể bạn sẽ bị hổng kiến thức, vì thế việc học có thể nói là cả đời.

Lời kết

Các thông tin trong bài viết trên nhằm giúp mọi người có cái nhìn chi tiết hơn đối với ngành luật. Cũng như trả lời cho cho câu hỏi “học luật ra làm gì?” sau khi tốt nghiệp. Qua đó, nếu các bạn sinh viên có dự định sẽ chuyển sang chuyên ngành này, Sau Giờ Hành Chính khuyến khích mọi người nên chuẩn bị kỹ lưỡng để theo đuổi được đam mê đến cùng.

Bạn thấy bài viết Học luật ra làm gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập bao nhiêu? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Học luật ra làm gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập bao nhiêu? bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Học luật ra làm gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập bao nhiêu? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Hỏi đáp

Xem thêm chi tiết về Học luật ra làm gì? Học luật kinh tế ra làm gì? Thu nhập bao nhiêu?
Xem thêm bài viết hay:  FWB là gì? Friends With Benefits đúng nghĩa là như thế nào?

Viết một bình luận