Triệu chứng viêm amidan mạn tính thường gặp
Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, tái lại nhiều lần của amidan khẩu cái. Cụ thể, tình trạng amidan bị viêm nhiều lần, tái phát liên tục, từ 5-7 lần/ năm trở lên và các triệu chứng ngày càng nặng hơn, mỗi lần mắc kéo dài hơn 2 tuần thì được gọi là viêm amidan mạn tính. Có thể kèm theo sưng hạch bạch huyết cổ, sờ vào thấy đau. Đôi khi gây đau cả khi không chạm vào.
Triệu chứng của viêm amidan mạn tính không quá khác so với giai đoạn cấp. Bệnh vẫn có những dấu hiệu tương tự như viêm amidan cấp tính như rét run, sốt nhẹ, đau họng, ho có đờm, khàn tiếng,…
Bên cạnh đó, người bệnh viêm amidan mạn tính còn có thêm những triệu chứng sau:
– Thể trạng gầy yếu, da xanh xao, ngây ngấy sốt khi về chiều.
– Cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi đau như có dị vật trong họng, đau lan lên vùng tai.
– Hơi thở có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Thỉnh thoảng ho vài tiếng và khàn giọng.
Viêm amidan mạn tính gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính
Nguyên nhân viêm amidan mạn tính là do tình trạng viêm amidan cấp không được điều trị đúng và phòng ngừa hiệu quả khiến bệnh tái phát liên tục, về lâu dài sẽ chuyển sang dạng mạn tính. Amidan nằm ở cuối cuống họng, có nhiệm vụ tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố bất lợi từ môi trường. Khi hệ miễn dịch suy yếu, amidan không đủ sức chống đỡ trước sự tấn công ồ ạt của virus, vi khuẩn sẽ dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm. Các nhóm vi khuẩn, virus phổ biến gây viêm amidan như: Enterovirus, Epstein Barr, Herpes Simplex, Streptococcus…
Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi cũng làm tăng nguy cơ amidan bị nhiễm trùng như:
– Thời tiết đột ngột thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi làm hệ miễn dịch suy giảm.
– Ô nhiễm môi trường do bụi bẩn, khí thải, điều kiện sinh hoạt kém.
– Người có cơ địa dễ dị ứng cộng thêm sức đề kháng yếu.
– Người có sẵn các ổ viêm nhiễm trong miệng, họng như viêm V.A, viêm lợi, sâu răng, viêm xoang,…
– Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe, hốc, ngách tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu và phát triển.
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm amidan mạn tính
Các biện pháp đối phó viêm amidan mạn tính
Viêm amidan mạn tính có thể điều trị bằng các biện pháp nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật, kết hợp biện pháp tự chăm sóc tại nhà.
Dùng thuốc điều trị
Khi amidan bị viêm đến giai đoạn mạn tính, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, ngoài các thuốc kháng viêm, chống phù nề và thuốc giảm đau thông thường, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh để phòng tránh bội nhiễm.
Phẫu thuật cắt bỏ amidan
Phẫu thuật cắt amidan khi chuyển sang giai đoạn mạn tính là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, cắt amidan chỉ nên thực hiện khi amidan thực sự trở thành một ổ viêm gây hại cho cơ thể. Theo đó, amidan nên được cắt bỏ trong các trường hợp:
– Viêm amidan tái đi tái lại, khoảng 5 – 6 lần trong năm.
– Viêm amidan gây viêm tấy, áp-xe quanh amidan. Hoặc gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản,…
– Viêm amidan mạn tính có thể dẫn tới các biến chứng xa như viêm màng tim trong, viêm khớp, viêm cầu thận, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
– Viêm amidan gây khó thở, khó nuốt, thay đổi giọng nói,…
Chỉ cắt amidan trong trường hợp cần thiết
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, một số biện pháp chăm sóc tại nhà cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh như:
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để sát khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm amidan.
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng dịch đờm, đồng thời giảm đau rát, khó chịu ở vòm họng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng nước đá hoặc nước lạnh, thay vào đó là nước ấm để xoa dịu niêm mạc họng tổn thương.
– Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê để giảm tổn thương niêm mạc họng.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất như vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng,…
Tiêu Khiết Thanh – Giải pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm thanh quản
Bên cạnh những lưu ý trên, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt – Tiêu Khiết Thanh. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ vậy, những hoạt chất này giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau rát họng, ho khan, khàn tiếng… do viêm amidan.
Rẻ quạt chứa hoạt chất kháng sinh, kháng viêm mạnh
Ngoài rẻ quạt, các nhà khoa học còn kết hợp thêm với nhiều thảo dược quý khác là bồ công anh, bán biên liên, sói rừng giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giảm các triệu chứng ho, đau họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, viêm phế quản…
Đặc biệt, Tiêu Khiết Thanh được bào chế bằng công nghệ lượng tử, giúp đảm bảo loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu thô, duy trì tối đa hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu, từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào năm 2021, có tới hơn 90% người dùng hài lòng và rất hài lòng về Tiêu Khiết Thanh.
Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh
Viêm amidan mạn tính không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khi không được điều trị đúng. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để giúp giọng nói trong sáng, khỏe mạnh hơn bạn nhé!
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
An Hưng
Bạn thấy bài viết Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay