Những ngày gần đây, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trên ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir tại Hà Nội sáng nay (5/1), chỉ số ô nhiễm không khí của thành phố là 215, mức rất không tốt cho sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Ảnh minh họa: TTXVN.
Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, ước tính có khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp liên quan ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các bệnh về da. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là một trong những tác nhân chính gây viêm da, mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy.
Theo TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, ô nhiễm không khí cùng với thời tiết vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp tạo điều kiện cho nhiều bệnh về da gia tăng. Cụ thể, da không chỉ xấu đi mà còn mất đi lớp hàng rào bảo vệ, khiến dị nguyên từ môi trường, đặc biệt là bụi mịn dễ dàng xâm nhập khiến da trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn.
Các bệnh gặp phải chủ yếu là căng da, nứt nẻ; da bị mẩn ngứa; ửng đỏ kéo dài. Đặc biệt, với trường hợp da có tiền sử mẫn cảm, đang trong quá trình điều trị, mức độ bệnh càng nặng nề.
Các chuyên gia nhận định, những người dễ bị ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí chủ yếu ở người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người có sức đề kháng yếu. Trong đó, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, chất lượng không khí ô nhiễm nghiêm trọng là một thách thức lớn đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai, thậm chí có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Làm gì để phòng bệnh khi ô nhiễm không khí gia tăng?
Để dự phòng, bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo:
Bảng quy đổi giá trị AQI. Ảnh: Cổng thông tin quan trắc môi trường.
– Người dân thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.
– Hạn chế ra ngoài vào những ngày ô nhiễm nặng (chỉ ra ngoài khi thật cần thiết) và tránh các khu vực có chỉ số ô nhiễm cao. Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.
– Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.
– Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
– Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
– Đối với những người nhạy cảm với ô nhiễm không khí như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.
Sử dụng máy lọc không khí trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ và nơi làm việc. Máy lọc không khí sẽ giúp loại bỏ bụi mịn, vi khuẩn, virus và các chất ô nhiễm có hại, qua đó hạn chế các tác nhân gây bệnh.
Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.
Nhà cao tầng chìm trong ‘sương mờ’, Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng
Bạn thấy bài viết Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay