Giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Bạn đang xem: Giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Video điều dưỡng Trung tâm cấp cứu A9, BV Bach Mai cấp cứu du khách người nước ngoài

Pha xử lý cứu du khách bị ngừng tim “như trong phim”

Theo lời kể của nhân viên một nhà hàng ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng, vào lúc 20h, ngày 24/3/2024, trong khi đang ăn cùng với vợ tại một nhà hàng, ông Narinder Jean (quốc tịch Ấn Độ) xuất hiện choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ.

Gần như ngay lập tức, theo phản xạ, điều dưỡng Đặng Thị Hạ – nhân viên của Trung tâm Cấp cứu A9, BV Bạch Mai, đang ngồi ăn cùng bạn ở bàn bên cạnh lao nhanh đến kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Những người có mặt tại đó và những người xem được video này đều cảm phục nữ điều dưỡng với phản xạ nhanh và đều cảm thấy “như trong phim”.  Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ, bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe Cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương.

Theo thông tin nhận được, bệnh nhân Narinder đi du lịch cùng vợ tại Đà Nẵng, có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, 2 ngày nay bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đang ăn tối cùng vợ thì xuất hiện ngừng tim (ngừng tuần hoàn) và được cấp cứu kịp thời.

Chia sẻ với VNN, điều dưỡng Hạ cho biết tối 24/3, cô cùng bạn bè tới một nhà hàng ở Sơn Trà, Đà Nẵng dùng bữa. Bạn cùng bàn nhìn thấy một du khách đi loạng choạng, khó thở nên gọi cô tới xem cùng. Lúc này người đàn ông trung niên đã gục vào vợ. Hạ nhanh chóng quàng tay qua cổ bắt mạch.

Cô kể lại: “Lúc đó, mạch của chú đã chậm, khó bắt. Sau đó, hai mắt chú trợn ngược, ý thức mất dần, vệ sinh không tự chủ. Tôi thấy có dấu hiệu ngừng tim nên phải kéo mạnh chú khỏi tay người vợ đang ôm chặt, để đặt chú xuống sàn. Khi bệnh nhân nằm ra, tôi không bắt được mạch ở cổ nên nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách ép tim liên tục”.

Đồng thời, điều dưỡng Hạ nhờ bạn bè gọi trung tâm cấp cứu 115. Sau nhiều chu kỳ ép tim, bệnh nhân đã có dấu hiệu tim đập trở lại và được đưa vào viện điều trị.

Điều dưỡng Hạ cho biết hiện tại, sức khoẻ của nam bệnh nhân đã ổn định và trở về nước điều trị. Người đàn ông này có tiền sử mắc bệnh mạch vành, từng phải phẫu thuật. Trước khi xảy ra sự cố, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đang ăn tối cùng vợ thì bị ngừng tim.

Theo điều dưỡng Hạ, tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, hằng ngày nhân viên y tế đều gặp nhiều bệnh nhân nguy kịch, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, trường hợp cấp cứu ngoại viện ngừng tim như trên là lần đầu tiên cô thực hiện. “Khoảnh khắc nhanh như trong phim, tôi không có thời gian cân nhắc được – mất, chỉ nghĩ tới kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân”, nữ điều dưỡng chia sẻ.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cấp cứu “sống còn”

Theo đại diện lãnh đạo Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn có thể tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là di chứng trên hệ thần kinh trung ương nếu không được sơ cứu ban đầu đúng cách. Do vậy, cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cấp cứu “sống còn”.

Khoảng thời gian từ khi gọi cấp cứu đến khi kíp cấp cứu chuyên nghiệp có mặt thường trên 5 phút nên khả năng cứu sống được bệnh nhân ngừng tuần hoàn phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng cấp cứu tại chỗ. Hồi sinh tim phổi kết hợp với sốc điện sớm trong vòng 3 đến 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn có thể đạt tỷ lệ cứu sống lên đến 50-70%…

Nguyên nhân phổ biến gây ngừng tuần hoàn là rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp. Dự trữ oxy và đường của não bộ chỉ có 4 phút. Có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi không được phát hiện và cấp cứu ngừng tim kịp thời.

Thống kê hàng năm số ca ngừng tim ngoài cộng đồng ở Hoa Kỳ là 450.000 ca/năm, trong đó tỷ lệ cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công chỉ từ 1 đến 6% mặc dù Mỹ là đất nước phát triển có nền y học tiên tiến.

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng trong việc cấp cứu ngừng tuần hoàn trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn, tuy nhiên nhiều người dân vẫn còn e ngại do chưa được đào tạo và hướng dẫn, do chưa biết cách tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, hoặc cấp cứu chưa được hiệu quả.

Việc phổ biến và đào tạo các kỹ thuật cấp cứu ban đầu đối với cộng đồng là rất cần thiết khi mô hình bệnh tật tại Việt Nam đã gần giống với các nước phát triển và tuổi thọ của người dân ngày một nâng cao. Điều này cần được sự quan tâm và vào cuộc của các cấp, các ngành cùng với ngành y tế.

Bạn thấy bài viết Giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  ­Gà và trứng: Loại nào có nhiều protein tốt hơn?

Viết một bình luận