Đột quỵ não là gì?
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương do không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu lên não đột ngột gián đoạn do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn 15 triệu người bị đột quỵ. Trong đó, có hơn 5 triệu người rơi vào cảnh tàn tật và khoảng 5 triệu người khác tử vong.
Đột quỵ não có mấy loại?
Có 2 loại đột quỵ não đó là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não:
– Nhồi máu não chiếm hơn 80% tổng số trường hợp. Đây là tình trạng xảy ra khi có cục máu đông xuất hiện trong mạch máu làm tắc mạch máu não, khiến máu không thể mang oxy lên nuôi não.
– Xuất huyết não chiếm gần 20% số trường hợp. Đây là tình trạng xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu thấm vào mô não xung quanh làm tổn thương não. Đột quỵ xuất huyết não nguy hiểm hơn do tỷ lệ tử vong và di chứng nặng nề hơn so với nhồi máu não.
Nguyên nhân gây đột quỵ não là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, tuy nhiên cục máu đông được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ não. Cục máu đông được hình thành trong mạch máu sẽ làm cản trở sự lưu thông của dòng máu, khiến não bị thiếu máu cục bộ. Khi các tế bào não chết đi, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, thậm chí là liệt nửa người, khó nói… Cục máu đông có thể được hình thành ngay tại mạch máu não, hoặc có thể hình thành từ một vị trí bất kỳ trong cơ thể rồi di chuyển đến não rồi gây đột quỵ…
Bên cạnh đó còn các yếu tố khác gây đột quỵ như:
– Tăng huyết áp: Khi áp lực máu lên thành mạch tăng cao trong thời gian dài, động mạch bị tổn thương, dễ dẫn đến sự hình thành các cục máu đông và làm tắc mạch máu.
– Do các bệnh về tim: Các bệnh về tim như hẹp van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim… có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim lên não. Hơn thế, máu luẩn quẩn lại trong tim cũng dễ hình thành nên cục máu đông.
– Tiểu đường: Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao, dễ gây tổn thương các mạch máu và ngăn cản quá trình lưu thông máu.
Cục máu đông là nguyên nhân thường gặp gây đột quỵ não
Ai có nguy cơ bị đột quỵ não?
Đột quỵ có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng một số đối tượng sau thì có nguy cơ cao hơn cả:
– Mắc bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
– Mắc bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.
– Mỡ máu cao: Mỡ máu cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Mỡ máu có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, cản trở việc cung cấp máu lên não.
– Người có bệnh lý về tim mạch: Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.
Người bệnh huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ
Những biến chứng thường gặp ở người bệnh đột quỵ não?
Người bị đột quỵ não có nguy cơ tử vong cao. Trong trường hợp may mắn sống sót, bệnh nhân cũng thường phải gánh chịu rất nhiều di chứng, phổ biến nhất như:
– Liệt nửa người: Tình trạng mất khả năng vận động ở bên trái hoặc bên phải cơ thể được gọi là liệt nửa người. Đây là di chứng nghiêm trọng nhất và thường xảy ra sau những cơn đột quỵ nặng.
– Méo miệng, nói ngọng: Di chứng này xảy ra khi cơn đột quỵ ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7.
– Co cứng, đau cơ: Sau đột quỵ não, khả năng kiểm soát các cơ bị suy yếu có thể dẫn đến tình trạng co cứng và đau cơ bắp. Thậm chí, khi tình trạng xấu hơn, người bệnh có thể bị liệt, viêm do trật khớp.
Ngoài ra, người bệnh đột quỵ não có thể gặp phải rất nhiều di chứng khác, chẳng hạn như: Mất trí nhớ, đại – tiểu tiện không tự chủ, co cứng cơ, mất ngủ, trầm cảm…
Làm gì khi gặp người đột quỵ não?
Trong lúc chờ cấp cứu đến, bạn có thể tiến hành sơ cứu đột quỵ não cho người bệnh bằng những cách sau đây:
– Đỡ người bệnh để họ ngồi xuống hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.
– Kiểm tra nhịp thở và tiến hành hô hấp nhân tạo để cung cấp oxy cho não nếu cần.
– Không cho người bệnh ăn uống thêm gì.
– Nói chuyện để trấn an giúp người bệnh bình tĩnh lại, thở đều.
– Giữ ấm cho người bệnh.
– Cách xử lý khi bị đột quỵ cần lưu ý là quan sát kỹ các thay đổi triệu chứng của người bệnh để báo lại chi tiết, chính xác cho nhân viên cấp cứu, đặc biệt là thời điểm bạn nhận thấy biểu hiện đột quỵ đầu tiên.
Gọi ngay cấp cứu khi gặp người bệnh đột quỵ não
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
Việc phòng ngừa tai biến mạch máu não chủ yếu nằm ở ý thức thay đổi lối sống của bản thân mỗi người. Cụ thể, chúng ta cần:
– Điều trị các bệnh lý nguy cơ: người bệnh cần kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường và điều trị triệt để các bệnh này nhằm giúp phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả.
– Luyện tập ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập phù hợp. Đồng thời, nên thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng thần kinh.
– Chế độ ăn giàu vitamin và chất chống oxy hóa, nhiều rau quả, ít mỡ động vật, ít muối… sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ não.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ điển hình là viên uống Nattospes với thành phần chính nattokinase có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông, từ đó ngăn ngừa cơn tai biến. Nattospes cũng giúp hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. Hiệu quả của Nattospes đã được kiểm chứng lâm sàng tại nhiều bệnh viện.
TPBVSK Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ làm tan cục máu đông
Nhằm đảm bảo giữ được tác dụng tối đa của nattokinase, viên uống Nattospes được bào chế bằng công nghệ nuôi cấy enzyme nattokinase đặc biệt tại Viện Thực phẩm Chức năng Việt Nam, giúp enzyme nattokinase có thể sống sót, phát triển và ổn định; từ đó giữ được độ hoạt lực cao. Bên cạnh đó, Nattospes còn được ứng dụng bằng công nghệ bào chế bao vi nang giúp nattokinase khi đi qua dạ dày không bị mất hoạt tính, từ đó làm cho nattokinase phát huy đúng tác dụng của nó và tăng hiệu quả của sản phẩm Nattospes. Mới đây Nattospes vinh dự được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024, điều này một lần nữa khẳng định hiệu quả và uy tín của sản phẩm.
Lan Khuê
* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Bạn thấy bài viết Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ não có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ não bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Giải đáp 7 câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ não của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay