Giải bài toán cùng hệ hay khác hệ khi chọn tướng trong Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới

Bạn đang xem: Giải bài toán cùng hệ hay khác hệ khi chọn tướng trong Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới – Nên chơi cùng hệ hay khác hệ khi khai triển đội hình?

Trong khi các combo và hệ thống hỗ trợ được thiết kế có lợi cho cùng hệ, một số “cửa” cho đội hình khác hệ cũng được Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới hé mở.

Câu hỏi thường xuyên nhất cho những người chơi Tây Du VNG chính là tối ưu sức mạnh cho đội hình theo cách nào. Liệu chọn toàn bộ cùng hệ phái có lợi ích hơn nhặt nhạnh ở nhiều bên khác nhau để tận dụng nhiều hiệu ứng hơn.

Nhìn chung một game mang tính chiến thuật như Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới (Tây Du VNG) sẽ không có câu trả lời chính xác cho một đội hình gọi là tuyệt đỉnh sức mạnh. Chỉ có những lựa chọn sáng tạo của người chơi để phát huy hướng chiến đấu hiệu quả đến đâu mà thôi. Chơi phòng thủ hay tấn công, dùng hỏa công cấu máu hay mạnh lên nhờ combo, tất cả đều có điểm mạnh và hạn chế riêng.

Nhưng cuối cùng hai trường phái cùng hệ và khác hệ vẫn là câu hỏi cần sự tìm hiểu kỹ. Những phân tích sau đây có thể sẽ giúp game thủ nhìn rõ hơn.

Cùng hệ phái – cỗ bàn dọn sẵn

Nhìn vào tương tác sức mạnh của các nhân vật theo hệ có thể thấy hệ thống của Tây Du VNG thiết kế để phát huy sức mạnh theo hướng phối tướng cùng phe. Những nhân vật cùng hệ phái sẽ liên kết và bổ sung kỹ năng cho nhau dựa trên loại sức mạnh đặc thù của nhóm mình.

Các vai trò được chia ra trong các nhân vật như hồi máu, buff lợi, buff hại, chịu đòn, chủ công đều có phần ảnh hưởng khi khai thác loại sức mạnh riêng của bên mình. Tiên Giới có khiên, Thánh Giới có combo, Minh Giới có độc và kiểm soát cái chết, Yêu Giới có dùng lửa cắn máu.

Mặt khác, các mối quan hệ tướng hầu hết đều nằm trong cùng phe. Nó là nguồn lực gián tiếp gia tăng sức mạnh cho các tướng trong đội hình nếu được tối ưu các kích duyên. Lấy ví dụ đội hình Yêu Giới chúng ta có mối quan hệ vợ chồng của Ngưu Ma Vương, quan hệ bạn bè giữa Hồng Hài Nhi và Thanh Ngưu.

Chưa kể các kỹ năng liên kết không chỉ là hướng đến 1 tướng mà còn đi theo chùm nhiều tướng. Mở càng nhiều cộng lực chiến càng đậm. Nhưng hầu hết chúng vẫn là đan chéo nhau trong nội bộ một hệ phái.

Cuối cùng, hệ thống của Tây Du VNG cũng tạo một điều kiện rất lớn là cho phép thay tướng cùng hệ phái ra vào đội được phép truyền thừa mọi thứ một cách thoải mái. Đối với tướng khác hệ phái chỉ được truyền đến +4, số còn dư được trả lại bằng nguyên liệu và bạn phải tăng lại nhiều thứ. Có thể thấy rất rõ hệ thống của game dành nhiều ưu đãi cho việc xếp đội cùng một hệ phái.

Sức mạnh tổng hợp – trò chơi của kẻ thích khám phá

Các phân tích trên không có nghĩa là Tây Du VNG hoàn toàn làm khó việc chơi nhiều hệ phái khác nhau. Game vẫn hé mở cánh cửa cho những người muốn tìm hiểu và thử nghiệm nhưng với những thử thách khó hơn.

Nếu bạn tìm hiểu về các tướng trong danh sách Bách Vật Chí có thể thấy ngoài những tướng được thiết kế khóa vào phe như có liên kết nhiều, kỹ năng phụ thuộc vào đặc tính phe, thì cũng có các tướng khá độc lập. Lấy ví dụ, khi người chơi phối hợp Nguyệt Lão của Tiên Giới trong đội hình Thánh Giới hoặc Yêu Giới thì Nguyệt Lão đột phá +5 sẽ tăng 20% sát thương cho 2 tướng hàng trên giúp tướng tồn tại ở bất cứ đội hình nào cũng mạnh lên.

Đó là những biểu hiện cho thấy Tây Du VNG không đơn giản là ủng hộ tạo đội cùng một hệ phái rồi ưu đãi dồn vào đó để ép buộc người chơi phải làm theo mẫu. Ngược lại, nhà sản xuất vẫn chừa cửa cho các đội hình phối hợp nhiều phe. Nhưng người chơi cần phải tính toán và thử nghiệm nhiều mới có thể tìm ra cách phối hợp chuẩn nhất. Bù đắp các lợi thế mà lẽ ra được hưởng khi chọn đội chung hệ là một bài toán không dễ nhưng cũng không phải là không giải được.

Có thể lấy ví dụ kiểu phối hợp này. Dùng 2 tướng tạo lửa mạnh nhất của Yêu Giới, Nhân vật chính, Tướng hồi máu có tăng khiên của Tiên Giới, Diêm Vương và Bạch Cốt Tinh của Minh Giới. Từ đây phối hợp với cách gắn Thiên Kỹ bổ khuyết kỹ năng chúng ta sẽ có một đội vừa có khiên, vừa gây sát thương lửa bào mòn lại vừa có thể tồn tại lâu dài kiểu Minh Giới.

Chiến thuật là sự cân bằng và Tây Du VNG đã tạo ra một thế trận có độ cân bằng tốt giữa đội cùng phe cũng như đội hỗn hợp. Mỗi cách xử lý đều có lợi ích vượt trội và điểm yếu riêng có thể bị đối phương tận dụng. Đó chính là sự thú vị của game chiến thuật, một ván cờ mà mỗi người có cách xử lý riêng và có những điểm mạnh yếu riêng không ai giống ai.

Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn và tính toán các yếu tố có liên quan để đưa ra mô hình tối ưu sức mạnh nhất.

Xem thêm thông tin tại đây:Đăng ký gia nhập: https://tayduvng.onelink.meFanpage chính thức: https://www.facebook.com/taydu.vnggamesTrang chủ: https://taydu.vnggames.com

Bạn thấy bài viết Giải bài toán cùng hệ hay khác hệ khi chọn tướng trong Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Giải bài toán cùng hệ hay khác hệ khi chọn tướng trong Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Giải bài toán cùng hệ hay khác hệ khi chọn tướng trong Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Game

Xem thêm bài viết hay:  Số tiền MONOPOLY GO! kiếm về trong 1 ngày khiến nhiều người bất ngờ

Viết một bình luận